Những ngôi nhà khang trang được xây dựng tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất).

Những ngôi nhà khang trang được xây dựng tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất).

Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh quản lý và phát triển đô thị gắn với chăm lo cho khu vực nông thôn... Đây là những mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển KT-XH Thủ đô giai đoạn 2011-2015.

 

Trong các giải pháp sẽ được triển khai, Hà Nội đặc biệt chú trọng cân đối, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên, tài chính.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển, mặc dù tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,73%/năm nhưng kinh tế Thủ đô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài. Hướng đi mà TP chọn là tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và sản phẩm hàm lượng chất xám, công nghệ cao, có thị trường nhằm bảo đảm phát triển kinh tế nhanh đi đôi với chất lượng tăng trưởng.

Từ nay đến năm 2015, chủ trương phát triển công nghiệp có chọn lọc, hướng mạnh vào công nghệ cao, công nghệ sạch tiếp tục được TP theo đuổi. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế sẽ được TP thực hiện quyết liệt trong thời gian tới, đó là hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã có, xây dựng các cơ chế, chính sách mới để cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Hiện nay TP đang cùng với Bộ Xây dựng sớm hoàn chỉnh "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050". Trên cơ sở đó, đẩy nhanh xây dựng quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành, quy hoạch quận, huyện, các dự án phát triển đô thị, khu dân cư, dự án hạ tầng đô thị… bảo đảm phát triển đồng bộ, gắn kết hài hòa, thống nhất trong tổng thể chung giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Mục tiêu đặt ra là phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.

Ngay đầu năm nay, TP chủ động phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, lập quy hoạch và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để giãn mật độ giường bệnh, di dời trường ĐH, CĐ, bệnh viện tuyến TƯ ra khỏi khu vực nội thành. Bước tiếp theo là xử lý tốt những vấn đề nhà ở đô thị, bảo đảm bình quân mỗi năm xây dựng thêm 3 triệu mét vuông nhà ở, phấn đấu diện tích đất xanh đô thị đến năm 2015 đạt 7-8m2/người.

Song song với đầu tư cho đô thị, khu vực nông thôn cũng sẽ được tập trung nguồn lực để đến năm 2015 có hơn 160 xã (chiếm 40%) đạt chuẩn về nông thôn mới. Khu vực này sẽ từng bước được đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững, môi trường sinh thái được bảo vệ. Với các giải pháp tăng cường đào tạo nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển CN, TTCN làng nghề… phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 25 triệu đồng/người/năm; lao động nông nghiệp giảm còn 21-23%; trên 80% nhà ở của nông dân kiên cố, 100% hộ dân được dùng nước sạch.

Dự kiến 5 năm tới, TP sẽ huy động khoảng 1.400-1.500 tỷ đồng đầu tư xã hội để bảo đảm đạt được mức tăng trưởng 12-13%/năm. TP cũng sử dụng khoảng 11,6 ngàn héc ta đất nông nghiệp cho các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Vừa cân đối các nguồn lực, nhất là nguồn lực về đất đai, tài nguyên, tài chính và con người, với phương châm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, TP sẽ đẩy mạnh phân cấp, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội, làm rõ những yếu tố đặc thù, nội dung về cơ chế, chính sách và thể chế để bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường.

 

                                                                                       Theo HNM

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục