Mô hình trồng rừng kinh tế cao, quy mô 5,3 ha tại xã Đồng Tâm phát triển tốt

Mô hình trồng rừng kinh tế cao, quy mô 5,3 ha tại xã Đồng Tâm phát triển tốt

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên 31.952, 7 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 21.509,3 ha, chiếm 67,3%. Huyện đã xác định phát triển ngành lâm nghiệp là một thế mạnh, đặc biệt là vùng sâu, xa.

 

Giá trị của rừng đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại giá trị kinh tế không nhỏ cho nhân dân. Từ đó, huyện đã có nhiều các chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp như: công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, xa, phát triển hệ thống đường lâm nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển lâm nghiệp. Năm 2010, huyện hỗ trợ trên 300 triệu đồng xây dựng mô hình trồng rừng kinh tế cao 11, 3 ha tại các xã: Đồng Tâm, Liên Hoà, Đồng Môn với cơ cấu cây trồng như: lát hoa, sưa đỏ, ngân hoa, xà cừ…. Hỗ trợ cây giống trồng cây phân tán, kinh phí xây dựng vườn ươm cây giống. Trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng đầu tư vốn xây dựng đường băng xanh cản lửa tại xã Đồng Tâm, cấp kinh phí hoạt động cho hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng tại các xã, thị trấn.

 

Thành lập ban phát triển rừng từ huyện đến xã; các thôn, xóm thành lập các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, nhân dân thường xuyên được tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó, ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng từng bước được nâng lên. Hạt Kiểm lâm phối hợp với các ngành, xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát rừng, từ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn ổn định, trên địa bàn không có các tụ điểm phá rừng, cháy rừng lớn xảy ra. 12 năm qua (1999 – 2011), huyện đã xử lý 399 vụ vi phạm lâm luật, thu nộp ngân sách Nhà nước 668, 54 triệu đồng

 

Trong 12 năm thực hiện dự án trông mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) tổng vốn đầu tư 10.060 triệu đồng. Diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, bình quân mỗi năm, toàn huyện trồng được từ 650 - 750 ha/năm. Qua 12 năm thực hiện dự án, tổng diện tích đầu tư  hỗ trợ của dự án cho trồng rừng 1.820 ha (trồng rừng phòng hộ: 596,1 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 1.223,9 ha), bình quân mỗi năm hỗ trợ trồng rừng 151 ha; diện tích đầu tư khoanh nuôi, bảo vệ rừng, khoanh nuôi có trồng bổ sung rừng phòng hộ 5.954,3 ha, khoán bảo vệ rừng 1.524, 7 ha. Dự án đã góp phần nâng cao độ che phủ tự nhiên của rừng (năm 1998: 45,6%; năm 2010: 56% tăng 10,4%). Rừng đã phát huy được khả năng phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt, thảm thực vật tích trữ được nước, rừng đã bảo vệ tốt cho các công trình thuỷ lợi, hồ, đập nước, góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt, môi trường khu vực được cải thiện đáng kể.

 

Ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Bằng nhiều các chính sách phát triển sản xuất đồng bộ, từng bước lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất. Do đó, diện tích đất rừng từng bước được phủ xanh, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả. Từ xã hội hoá nghề rừng, Dự án đã góp phần tạo bước chuyển biến tích cực, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, nâng cao thu nhập, giúp ổn định đời sống của nhân dân trong vùng dự án bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhân dân trong vùng dự án đã từng bước nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng. Dự án đã mở ra hướng xây dựng mô hình kinh tế đồi rừng với quy mô hộ gia đình cho thu nhập cao, ổn định và sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp. Số người có thu nhập từ rừng trong vùng dự án 35.415 người, tính đến năm 2010 thu nhập bình quân trong vùng dự án đạt từ 9,5 - 11 triệu đồng /người /năm.

 

                                                                                    Đinh Th¾ng

 

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục