Phiên chợ hàng Việt có sức hút đối với người tiêu dùng nông thôn.

Phiên chợ hàng Việt có sức hút đối với người tiêu dùng nông thôn.

(HBĐT) - Với tổng số hàng hóa bán lẻ tại mỗi phiên chợ Việt đạt bình quân 500 triệu đồng, hàng nghìn lượt người nô nức đến tham quan, mua sắm tại các gian hàng đủ thấy sức hút của hàng Việt với người dân các địa phương trong tỉnh.

 

Theo ông Mai Châu Tuấn – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh, vài năm gần đây, hàng kém phẩm cấp có chứa các độc tố gây hại cho sức khỏe, hàng nhái, hàng giả đã xuất hiện thường xuyên hơn ở thị trường khu vực nông thôn. Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” thông qua tổ chức các phiên chợ đã nâng cao kiến thức, cách nhận biết phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng của người tiêu dùng, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thôn về hàng Việt. 

 

Nhiều người tiêu dùng chấp nhận mua hàng kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường phần vì giá rẻ, phần vì ít có sự lựa chọn tại những chợ nông thôn. Đây là lý do để hàng kém chất lượng vẫn có “đất” lưu hành, nhiều nhất là các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân như mì chính, dầu ăn, nước mắm… Dần dà, việc mua hàng phẩm cấp thấp dường như thành thói quen với nhiều người dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh. Bà Vũ Thị Thanh ở tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Lạc Sơn chia sẻ: Chợ nông thôn bày bán phần nhiều là hàng được tuồn về từ các cửa khẩu biến giới Trung Quốc. Hàng nội địa cũng có nhưng chủ yếu không có tem nhãn rõ ràng, không đảm bảo về chất lượng. Có lần nhấc chai nước mắm ở cửa hàng trong chợ mà thấy lo vì vỏ đựng thì ọp ẹp, nhãn mác sộc sệch lại bám đầy bụi bẩn. “Nể” người bán hàng mà bà mua đại một chai về dùng chỉ để… nêm vào các món nấu. Theo lời chào mời vồn vã của chủ của hàng thì hàng này có nhãn mác hẳn hoi, giá cả lại rất phải chăng, chỉ 6.000 – 7.000 đồng/chai 0,5lít nên bà con mua không ít.

 

Với những người tiêu dùng nông thôn như chị Bùi Thị Hà ở Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), tuy những ngày diễn ra phiên chợ Việt tại địa phương đã qua lâu nhưng cảm giác háo hức vẫn còn đọng lại đến giờ. Chị kể: Trước đây, đa số người tiêu dùng nông thôn có tâm lý thích mua hàng giá rẻ, hàng kém phẩm cấp, hàng nhái lại có sẵn ở chợ nên mua rất tiện, trong khi hàng Việt gần như khan hiếm. Biết có phiên chợ Việt diễn ra, tôi đã không bỏ qua cơ hội tiếp cận những sản phẩm ở đây. Quả thực, hàng hóa đa dạng và phong phú, ấn tượng nhất là phong cách chuyên nghiệp, tận tình tư vấn, chăm sóc khách hàng của đại diện nhà doanh nghiệp tham gia. Tôi quan tâm đến các sản phẩm có địa chỉ, tên tuổi nhà sản xuất có uy tín như bột giặt Lix, Đức Giang, thực phẩm Vissan, Nutifood, dệt kim Đông Xuân, dệt may Hanosimex… Tiếc rằng, thời gian phiên chợ ngắn ngủi, nếu không sẽ có nhiều người dân nông thôn được tiếp cận hơn.

 

Năm 2010, chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” đã diễn ra tại các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi trong 4 ngày, chủ yếu là hàng Việt Nam chất lượng cao, do chính nhà sản xuất trực tiếp mang hàng về bán. Doanh nghiệp tham gia được chọn lọc, đảm bảo chất lượng, chiến lược thị trường, đồng thời tạo sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Các phiên chợ chính là nhịp cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nông thôn trong việc tiếp cận thị trường bấy lâu bỏ ngỏ và cơ hội dùng hàng có chất lượng, giá cả hợp lý.

 

Với những phản hồi tích cực từ phía nhà sản xuất và người tiêu dùng nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại cùng với sự hỗ trợ của tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện để tổ chức chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” năm 2011 trong thời gian sắp tới. Theo đó, dự kiến diễn ra các phiên chợ tại 2 huyện Tân Lạc, Mai Châu với quy mô 30 gian hàng/phiên chợ. Một số doanh nghiệp chuyên phân phối hàng tiêu dùng Việt chính hãng trong tỉnh như Phương Khương, Anh Kỳ, Định Nhuận… thông qua các phiên chợ sẽ quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

 

 

                                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục