Theo TS Lê Thẩm Dương thì lãi suất khó có thể tiếp tục giảm được.

Theo TS Lê Thẩm Dương thì lãi suất khó có thể tiếp tục giảm được.

Lạm phát và lãi suất luôn tỷ lệ thuận với nhau, lạm phát cao, lãi suất cao và ngược lại. Nhưng trong bối cảnh lạm phát cả năm dự đoán lên tới 17 - 18% thì nhiều dấu hiệu hiện nay lại mang đến kỳ vọng giảm lãi suất. Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi trong tuần qua. Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, để làm rõ những nghịch lý này.

 

Ông có thể lý giải nghịch lý lạm phát cao nhưng lại xuất hiện những tín hiệu giảm lãi suất trên thị trường?

 
Ông Lê Thẩm Dương

Ngoài những yếu tố bản chất thì lãi suất trong những tháng đầu năm nay bị đẩy lên cao là vì 2 yếu tố khác là đua lãi suất và lãi suất kỳ vọng. Đầu tiên là cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng (NH). NH nhỏ thiếu thanh khoản tăng lãi suất để "hút" tiền; NH lớn tăng lãi suất để giữ khách hàng và quan trọng hơn là "luộc" (cho vay) NH nhỏ trên thị trường liên ngân hàng. Động cơ khác nhau nhưng cùng đua khiến lãi suất bị đẩy lên cao. Để chấm dứt tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã "đè" lãi suất liên ngân hàng xuống khiến NH lớn không thể "luộc" được các NH nhỏ. Song song với việc này, NHNN tiếp tục nới điều kiện tái cấp vốn khiến các NH nhỏ có 2 kênh là vay NH lớn và tiếp cận vốn tín dụng từ NHNN nên không đua lãi suất nữa. Như vậy, "nhân tố đua" đã được loại bỏ, cuộc đua lãi suất đã bị phá sản.

Yếu tố thứ 2 là lãi suất kỳ vọng cũng được loại bỏ khi đẩy mạnh tuyên truyền chỉ số CPI giảm liên tục khiến tâm lý kỳ vọng lãi suất cao (lãi suất thực dương so với chỉ số CPI) không còn. 2 yếu tố không bản chất trong lãi suất được loại bỏ là nguyên nhân lãi suất giảm nhẹ gần đây.

Nhưng cũng vì thế, tâm lý chung hiện nay là kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm, ông đánh giá thế nào về khả năng này?

Tôi cho rằng rất khó bởi chúng ta không thể kéo chỉ số CPI xuống dưới 17%. Nếu tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất, lạm phát sẽ rất cao. Đó là chưa kể, 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ tín dụng mới tăng 7% trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 20% của cả năm; tổng phương tiện thanh toán cũng tăng thấp. Nếu "xổ" ra ở 6 tháng cuối năm thì sẽ tác động mạnh tới chỉ số CPI. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, diễn biến trên thế giới (nợ công của Mỹ, giá dầu...) cũng chưa có gì để "yểm trợ" cho chúng ta trong việc giảm CPI. Vì vậy, lãi suất khó có thể giảm như kỳ vọng của mọi người.

Nói như vậy, chúng ta phải chấp nhận lãi suất thực âm?

Bản chất của khủng hoảng là lãi suất âm. Có thể nói, trong bối cảnh này, đưa vốn vào lĩnh vực nào cũng âm cả (sản xuất, chứng khoán...). Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận điều này. Vấn đề quan trọng là lãi suất đầu ra (cho vay) phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thì mới "kích" được sản xuất. Cái khó của ta hiện nay là lãi suất đã và đang cao hơn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo những phân tích của ông, không những khó giảm mà còn có nhiếu yếu tố khiến lãi suất có thể tăng trở lại trong những tháng cuối năm, không lẽ chúng ta bó tay trước tình trạng này?

Tôi cho rằng đã đến lúc NHNN phải đưa công cụ thị trường vào việc điều hành lãi suất trong những tháng tới. Có thể nói, những biện pháp hành chính mà NHNN sử dụng trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhưng công cuộc chống lạm phát là lâu dài nên biện pháp hành chính không thể "kham" nổi. Tùy từng giai đoạn để áp dụng các công cụ khác nhau cho phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao. Nếu áp dụng các công cụ thị trường, lãi suất có thể chưa xuống ngay được nhưng cũng sẽ không tăng lên. Như vậy, doanh nghiệp sản xuất sẽ yên tâm hơn, đỡ phập phồng hơn.

Ông có thể nói rõ hơn về việc sử dụng các công cụ thị trường...?

Tiếp tục sử dụng lãi suất chủ chốt (tái cấp vốn, tái chiết khấu...). Vừa rồi khi đưa ra sử dụng, công cụ này đã tác động tốt lên thị trường liên ngân hàng và dẹp được cuộc đua lãi suất. Vì vậy, nên tiếp tục sử dụng công cụ này trong 6 tháng cuối năm. Theo tôi, cũng đã đến lúc nên sử dụng dự trữ bắt buộc. Trên thực tế chúng ta đã sử dụng dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ và đã thành công. Số dư ngoại tệ tăng cao, tỷ giá được kéo xuống ở mức ổn định... Tuy nhiên, sử dụng công cụ này với tiền đồng vẫn được "nâng lên, đặt xuống" nhiều lần. Lý do là chúng ta lo thanh khoản của các ngân hàng lâm nguy. Nhưng hiện nay thanh khoản của nhiều ngân hàng đã tốt hơn và đây là công cụ chống lạm phát có tác dụng nhanh nên tôi cho rằng có thể sử dụng được. Tất nhiên, cần phải phân loại các NH chứ không nên áp dụng chung cho cả hệ thống. Khi lạm phát hạ nhiệt, lãi suất mới có thể giảm được.

                                                                       Theo ThanhNien

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục