Dự án xi măng Hòa Bình tại xã Thành Lập (Lương Sơn) đã đi vào hoạt động.

Dự án xi măng Hòa Bình tại xã Thành Lập (Lương Sơn) đã đi vào hoạt động.

(HBĐT) - Điểm lại những khung thời gian mươi năm trước mới thấy công nghiệp của tỉnh đang có sức vươn mạnh mẽ.

 

Bức tranh công nghiệp của tỉnh trước đậm chất thuần nông, giá trị SXCN quẩn quanh con số vài trăm tỷ đồng. Nếu không tính thủy điện Hòa Bình, cả tỉnh có dăm ba cơ sở sản xuất xi măng công nghệ đến nay đã lạc hậu, vài mươi cơ sở sản xuất TTCN, tăm mành, chổi chít, gạch ngói, đá xây dựng... Đến nay, bóng dáng công nghiệp sôi động ở khắp nơi, ở cả những vùng thuận lợi và khó khăn, góp phần tạo chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế.  

Mấy năm gần đây chứng kiến sức bật CN của tỉnh có nhiều khởi sắc. Năm 2006, tỉnh thoát khỏi “điểm trắng” về phát triển CN. Giai đoạn 2006-2010, giá trị SXCN tăng trưởng bình quân 28%/năm. Năm 2010, ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng khoảng 28,4% so với năm 2009, đạt 100% kế hoạch năm. Năm 2011, tỉnh đặt mục tiêu giá trị SXCN đạt khoảng 3.600 tỷ đồng, tính đến nửa năm đã thực hiện trên 50% kế hoạch, chắc chắn sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch về giá trị SXCN cả năm. Có thể thấy đây là hiệu ứng tích cực từ chủ trương đúng đắn triển khai nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư, phát triển CN của tỉnh với nhiều nhóm giải pháp và những chính sách hỗ trợ CN khả thi được thực hiện, phát huy tác dụng tạo nên diện mạo CN tươi mới của tỉnh.

 

Theo lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, bức tranh CN hiện nay mới là nền tảng, chuẩn bị cho sự tăng tốc của CN trong vài năm tới. Nằm kề cận các vùng động lực của thủ đô Hà Nội có sức lan tỏa lớn, trong tương lai, tỉnh đang được hưởng lợi từ những ưu thế đặc thù này sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư phát triển CN. Cùng với đó, tỉnh đang quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đẩy mạnh CCHC, thu hút đầu tư phát triển CN. Tỉnh có 8 KCN nằm trong quy hoạch các KCN quốc gia. Đến nay, 100% KCN đã công bố quy hoạch chi tiết, nhiều KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. 17 CCN của tỉnh đã được quy hoạch, nhiều CCN đang được  đầu tư hạ tầng. Những năm tới, khi các KCN, CCN được đầu tư  hạ tầng kỹ thuật nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển CN theo quy hoạch. Mặt khác, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng mạnh khi thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều dự án xây dựng và  trên địa bàn tỉnh cũng đang triển khai hàng chục dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật sẽ tạo ra thị trường lớn và ổn định cho các DN sản xuất VLXD của tỉnh. Theo tính toán, mỗi năm sẽ có khoảng 30 dự án thực hiện đầu tư và 15 dự án đưa vào hoạt động SX-KD  góp phần nâng cao giá trị SXCN của tỉnh.

 

KCN Lương Sơn đã có dự án triệu USD với 19 dự án đầu tư số vốn 50,6 triệu USD và 900 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án đi vào hoạt động SX-KD. Các dự án giao thông động lực như đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB; QL12 B, 21 B, đường 12 B đang được đầu tư tạo ra lợi thế mới trong phát triển CN, cải thiện dân sinh. Toàn tỉnh cũng đã có khoảng 100 dự án đi vào hoạt động SX-KD, chiếm khoảng 1/3 số dự án đăng ký đầu tư. Mới đây, tỉnh đã thu hút được dự án tầm cỡ của các DN Slovensko với số vốn khoảng 378 triệu USD, triển khai đầu tư hạ tầng KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) và các dự án SXCN trong KCN này. Trong bối cảnh khó khăn về lạm phát, siết chặt tín dụng đã có nhiều dự án SXCN lớn đi vào hoạt động tạo nên sức sống nội tại mạnh mẽ cho diện mạo CN của tỉnh. Dự án Nhà máy xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày đêm chính thức ra mắt sản phẩm đầu tiên trong tháng 10 đem lại giá trị SXCN hàng trăm tỷ đồng; dự án xi măng Trung Sơn công suất 1,2 triệu tấn clanker/ngày đêm đang được giải quyết khó khăn để có sản phẩm vào cuối năm nay; dự án gạch nhẹ Phúc Sơn tổng mức đầu tư 90,4 tỷ đồng, công suất, quy mô 150.000 m3 sản phẩm/ năm, tương đương với 80 triệu viên gạch nung tiêu chuẩn đã chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm được nhiều đối tác ký hợp đồng tiêu thụ. UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh CCHC, tổ chức đối thoại thường xuyên với DN, nhà đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực, kịp thời ghi nhận và triển khai những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để cho DN phát triển SX là cơ hội mới cho sự bứt phá của CN trong những năm tới.

 

 

                                                                         Lê Chung

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục