Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) chính thức khai mạc ngày 26/10 tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai trong vòng ba ngày nhằm thảo luận và đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đang có nguy cơ lan rộng đến các nước khác trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone) như Italy và Tây Ban Nha.
Trước khi bước vào phòng họp, Thủ tướng Hy Lạp Georges Papandréou đã tuyên bố: "Đây là lúc mà tất cả các nhà lãnh đạo Châu Âu cùng nhau đưa ra những quyết định nhằm chấm dứt sự bất ổn, chấm dứt cuộc khủng hoảng và qua đó sang một trang mới đảm bảo cho chúng ta có bước tiến mạnh hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, một sự thịnh vượng và an toàn tại Châu Âu."
Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vừa được Quốc hội nước này đồng ý với quan điểm tăng cường quỹ cứu trợ khẩn cấp nhưng không được thông qua Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Đức không được đưa ra những bảo đảm, đã cho biết: "Vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết và nhiều cuộc đàm phán sẽ diễn ra để đạt được thỏa thuận chung nhằm giải quyết cuộc khủng nợ hiện nay".
Như vậy, sau thất bại tại cuộc họp hôm 23/10, các nhà lãnh đạo một lần nữa cùng thảo luận để kiếm sự đồng thuận về một kế hoạch tổng thể để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Ba chủ đề chính sẽ được đề cập tại hội nghị lần này bao gồm: giúp đỡ và ổn định tình hình nợ công tại Hy Lạp, tái cơ cấu vốn các ngân hàng và tăng cường quỹ cứu trợ khẩn cấp./.
Theo BáoVietnam+
Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.
Nhằm đánh giá, thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 1/12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức đoàn công tác làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu năm 2023.
Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) được Ban Quản lý các KCN tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.507 ha; trong đó 2 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; một số KCN có tỷ lệ lấp đầy khá, như: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn 60,08%...
Những ngày này, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) hối hả thu hoạch dong riềng. Giá dong riềng được tư thương thu mua với giá 17 nghìn đồng/10 kg, cao gần gấp đôi so với vụ năm ngoái.
Theo số liệu báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2023 ước thực hiện 1.083.752 triệu đồng, so với tháng 10 tăng 30.712 triệu đồng (tăng 2,92%), so với cùng kỳ năm trước giảm 2,33%.
Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.