Sau khi giá thành sản xuất kinh doanh điện 2010 chính thức được công bố hôm 19.11 thì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra một cảnh báo có thể cắt điện của Thủ đô Hà Nội vì … thiếu dây.

 

Nguyên nhân là do ngành điện bị lỗ nặng không có nguồn để tái đầu tư.

 
Hà Nội ... nguy cơ bị cắt điện
 
Công bố giá thành sản xuất kinh doanh của Bộ công thương cho thấy một bất ngờ, chi phí khâu truyền tải điện là 5.626 tỷ đồng tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 65,7 đ/kWh. Tính ra chi phí này chiếm chưa đầy 5,7% trên tổng chi phí (101.096 tỷ đồng) nhưng là một trong các khâu quan trọng bởi dù có nhà máy thì cũng như không và quyết định tới việc sống còn, cấp điện cho nền kinh tế.
 
Chi phí cho khâu này quá thấp khiến không thể tái đầu tư hơn nữa lượng điện thất thoát sẽ lớn khi đường dây xuống cấp. Tỷ lệ tổn thất lưới điện truyền tải và phân phối năm 2010 là 10,15%, tăng 0,89% so với 2009 do tiếp nhận lưới điện nông thôn cũ kỹ, không đảm bảo kỹ thuật. Theo ông Tổng Giám đốc EVN, kéo điện từ nhà nọ sang nhà kia tới 3-4km, mặc dù ngành đã cải tiến giảm hao hụt từ 32% xuống còn 15% khi tiếp nhận lưới điện này.
 
Ông Phạm Lê Thanh thừa nhận, khâu truyền tải điện đang là khâu rất yếu, đầu tư cho hệ thống truyền tải điện quốc gia theo Tổng sơ đồ điện 6 mới đạt 50%. 
 
Không những thế ông Thanh đưa ra cảnh báo nguy cơ năm 2012, cả nước sẽ đủ điện riêng Hà Nội có khả năng bị cắt vì đường dây Vân Trì- Sóc Sơn, Hà Đông- Thành Công chưa có do giải phóng mặt bằng chậm. 
 
“Các trạm này nếu không được đóng trước tháng 3.2012 thì Hà Nội sẽ bị cắt điện”, ông Thanh khẳng định. 
 
Hiện Tổng công ty truyền tải điện quốc gia đang thiếu vốn rất nghiêm trọng trong việc đầu tư các đường truyền tải. “Đang là con trong nhà nên bị ép nhưng phí truyền tải thấp tiềm ẩn nguy cơ trong tương lai sẽ có nhà máy nhưng không có đường dây”, ông Thanh cho hay. 
 

 Việc chậm tiến độ các dự án cũng gây thiệt hại cho ngàn điện. Nếu các dự án điện nhiệt điện than thực hiện đúng tiến độ sẽ giảm được việc ngành điện chạy dầu giúp giá thành điện thấp đi, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng. Các ban quản lý dự án của EVN, Bộ Công thương, Chính phủ cũng nhìn thấy đây là một điểm yếu, không chỉ là ngành điện mà ở công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

Dùng ít mới được bù lỗ 
 
Với giá bán điện bình quân hiện nay là 1.061,4 đồng/kWh thì mỗi kWh EVN lỗ 120 đồng/kWh do giá thành sản xuất kinh doanh lên tới 1.180 đồng/kWh. Do đó, đội khoản lỗ của năm 2010 của EVN lên trên 10 nghìn tỷ đồng đó là chưa tính đến lỗ tại các công ty cổ phần điện EVN góp vốn.
 
Trong khi đó, khoản lỗ trên chưa bao gồm lỗ do chênh lệch tỉ giá là 15.463 tỉ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỉ đồng. Ông Thanh cho biết, nếu tính cả khoản lỗ chênh lệch tỷ giá thì mỗi 1 kWh thì EVN lỗ tới 300 đồng. 
 
Các khoản lỗ này không còn cách nào khác là sẽ hạch toán vào giá điện trong các đợt điều chỉnh giá mới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
 
Song việc bù lỗ giá điện trong thời gian vừa qua không phải hỗ trợ hộ dùng nhiều như một số nhận định, “càng giầu càng dùng nhiều thì thực chất là được hỗ trợ nhiều”. 
 
Theo Thứ trưởng Vượng, hiện nay EVN có tới 7 bậc thang về giá điện và điểm hòa vốn của EVN là 130 kWh do đó hộ nào dùng trên 130kWh mỗi tháng thì ngành điện đã không còn phải bù lỗ.
 
“Còn với trên 3 triệu hộ nghèo ngoài sự hỗ trợ trực tiếp của cả nước là 30 nghìn đồng/tháng, thì chúng ta cũng xây dựng biểu giá điện bao cấp họ”, Thứ trưởng Vượng nói.
 
Ngoài ra, ghi nhận điểm tích cực của ngành điện đó là chi phí quản lý, bán lẻ điện thấp và nhờ kinh doanh khác số lỗ năm 2010 của EVN giảm được hơn 800 tỷ đồng. 
 
Trước khoản lỗ hơn 10 nghìn tỷ đồng năm 2010 của EVN thì Tập đoàn này vẫn chưa có tiền trả các khoản nợ mua điện và nguyên liệu đầu vào từ Tập đoàn vốn nhà nước khác là Than – Khoáng sản và Dầu khí hơn 11 nghìn tỷ đồng.
 
 
 
                                                                    Theo LaoDong

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục