Cửa hầm Thủ Thiêm phía quận 1.

Cửa hầm Thủ Thiêm phía quận 1.

Chiều 20/11, hàng ngàn người dân TP HCM đã có mặt tại buổi lễ thông xe hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á và toàn bộ Đại lộ Đông Tây. Chủ tịch nước đến dự, hòa chung niềm vui trong sự kiện này.

 

Đến dự lễ có sự tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo phía Nhật Bản, lãnh sự quán nước ngoài tại TP HCM và khoảng 500 khách mời, trong đó có nhiều hộ dân từng bị giải tỏa trong dự án này.

"Việc hoàn thành tuyến đường này góp phần phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính - thương mại - dịch vụ lớn của khu vực. Công trình này cũng thể hiện ý chí, tình hữu nghị trong quan hệ giữa hai nước Việt - Nhật", Chủ tịch thành phố Lê Hoàng Quân khẳng định.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cắt băng khánh thành hầm Thủ Thiêm. Ảnh: H.C.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao khả năng tranh thủ thời cơ, huy động vốn, sáng tạo của TP HCM. "Đây là công trình trọng điểm mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của TP HCM", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM và 3 Huân chương lao động hạng Ba cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thi công hoàn thành dự án.

Ông Trần Văn Mận, người dân có nhà trong khu vực bị giải tỏa để phục vụ cho dự án hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông Tây cho biết, gia đình ông đã sinh sống 4 đời ở mảnh đất quận 2. Sau khi biết chủ trương xây dựng đại lộ hiện đại để phát triển kinh tế, ông và gia đình đã di dời đi nơi khác và có cuộc sống ổn định. Giờ chứng kiến ngày thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây là niềm vui rất lớn đối với ông cũng như của nhiều bà con khác.

Những chiếc xe đầu tiên chạy vào hầm Thủ Thiêm từ phía quận 2 sang quận 1. Ảnh: H.C.

Cùng chung tâm trạng, ông Bùi Tống Hòa cũng là người dân ở quận 2 phải di dời giải tỏa để phục vụ cho dự án thế kỷ này, hồ hởi: "Quá trình đền bù tất nhiên cũng có những thiệt thòi. Nhưng hôm nay chúng tôi chứng kiến cảnh thông xe, rồi ngày mai có thể chạy một mạch từ quận 2 qua quận 1 thì không hề tiếc gì cả"

Trong quá trình thực hiện, các hạng mục công trình của dự án đã sử dụng khoảng 61 ngàn tấn thép, 450 ngàn m3 bê tông, đào đắp 3 triệu m3 đất, xây dựng hơn 1 triệu m2 diện tích mặt đường. Hơn 1.500 cán bộ tham gia thực hiện dự án với tổng cộng 5,1 triệu ngày công, trên 400 chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia với hơn 7,4 nghìn ngày công để nghiên cứu, thiết kế và triển khai thực hiện dự án.

Toàn bộ tuyến Đại lộ Đông - Tây TP HCM sau khi được thông xe đưa vào khai thác, sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi lại của người dân thành phố, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Đây còn là con đường ngắn nhất nối kết giữa thành phố hiện hữu với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề phát triển khu đô thị phía Đông của thành phố. Nhờ có dự án, đô thị thành phố được chỉnh trang, vệ sinh môi trường được cải thiện, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình hầm vượt sông Sài Gòn này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ.

Sau lễ thông xe, người dân sẽ được đi bộ tham quan qua hầm Thủ Thiêm đến 20h tối. Bắt đầu từ ngày 21/11 các phương tiện chính thức được chạy qua hầm.

Quá trình thi công hầm vượt sông Sài Gòn bắt đầu từ tháng 2/2005 với việc khởi công xây dựng 2 hầm dẫn. Mẻ bê tông đầu tiên đúc 4 đốt hầm được đổ vào tháng 9/2007 tại bể đúc ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 6/1/2010, công tác bơm nước vào khu vực bể đúc để kiểm tra cân chỉnh các đốt hầm.

Từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010, bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được lai dắt từ bể đúc ở Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) vượt qua 22 km đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm, lắp đặt nối kết thành công an toàn tuyệt đối với hầm dẫn phía Thủ Thiêm (quận 2).

Ngày 4/8/2010 đã đổ mẻ bê tông đầu tiên thi công đốt hợp long, nối kết đốt hầm số 4 với hầm dẫn phía Khánh Hội (quận 1) và mẻ bê tông cuối cùng của đốt hợp long đã được thực hiện vào ngày 4/9/2010.

Ngày 21/9/2010 hợp long thành công hầm Thủ Thiêm.

Từ 6h sáng ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức mở cửa cho người dân lưu thông.

 

                                                                    Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhân dân xã Hào Lý (Đà Bắc) thu hoạch ngô lai đạt năng suất khá.
Không có hình ảnh

Xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Chủ

(HBĐT) - Sau khi được TPHB chọn làm điểm xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân xã Dân Chủ quyết tâm hoàn thành xã NTM vào năm 2014. Trước mắt, xã Dân Chủ tập trung phát huy nền tảng nông nghiệp vốn có bằng cách phát triển, nhân rộng và định hướng người dân canh tác theo các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, củng cố và nâng cấp lĩnh vực kinh tế hợp tác, đẩy mạnh chuyển giao KH-KT vào sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn.

Sắp công bố kết quả kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết: Các tổ kiểm tra tình hình nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đã cơ bản hoàn thành việc kiểm tra. Bộ Tài chính sẽ thực hiện công bố công khai theo đúng quy định của pháp luật.

Giá vàng thế giới và trong nước cùng giảm

Vàng trong nước đầu ngày qua giảm mạnh khoảng 750.000 đồng/lượng do ảnh hưởng của vàng thế giới hạ, nhưng nhanh chóng tăng trở lại.

Nhà nước chỉ nên giữ vốn ở lĩnh vực then chốt

Trả lời báo chí về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách, cho rằng Nhà nước chỉ nên giữ vốn ở khu vực quan trọng và nên thoái vốn sớm khỏi những khu vực khác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN

Ngày 18/11, tại Bali (Indonesia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; ASEAN+3; ASEAN – Hoa Kỳ và Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã gặp và trao đổi với một số Nhà Lãnh đạo các nước về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.

Xây dựng nông thôn mới để phát triển “tam nông” bền vững

(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/Tư về nông nghiệp - nông thôn và nông dân xác định: Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển và xây dựng NTM. Từ đây, nhiều công trình từ sức dân đã và đang hình thành ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện người nông dân còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, làm thế nào để phát huy sức dân, để nông dân tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo kiến thiết nông thôn, rút dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn đã và đang là vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục