Nhóm ngân hàng tham gia bình ổn đã tăng cường bán vàng ra thị trường, chênh lệch giá trong nước và thế giới được rút ngắn rõ rệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chiều qua (22-11), giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn gây bất ngờ khi lao dốc mạnh, giảm tới gần 1 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới đang phục hồi.

Đầu giờ sáng nay (23-11), thị trường lại chứng kiến hiện tượng “đại hạ giá” của vàng SJC, khi mức giá giảm thêm tại Tp.HCM là 50.000 đồng/lượng. Đáng chú ý là có sự “đảo chiều” khi giá vàng SJC lại thấp hơn các loại vàng khác trên dưới 400.000 đồng/lượng.

Một điểm khác nữa là với diễn biến từ chiều qua đến đầu giờ sáng nay, giá vàng SJC đã rút ngắn khoảng chênh với giá thế giới, chỉ còn cao hơn khoảng 600.000 đồng/lượng tính theo giá quy đổi. SJC hiện chiếm khoảng 90% thị phần vàng miếng trong nước nên diễn biến đó có tính phản ánh chung cho cả thị trường.

Theo đó, sau một thời gian dài, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới hiện đã được thu hẹp rõ rệt. Trong tháng 9 và đầu tháng 10/2011, giá vàng trong nước có những thời điểm cao hơn thế giới trên dưới 4 triệu đồng/lượng. Thậm chí ngay đầu giờ sáng qua, mức chênh đó lên tới gần 2 triệu đồng/lượng. Và nay theo giá SJC, chênh lệch đó chỉ còn khoảng 600.000 đồng/lượng.

Chênh lệch giá đã được thu hẹp, thị trường vàng đang được bình ổn rõ rệt trong những ngày này. Điều này được lý giải không chỉ ở thông tin thêm của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra đầu tuần (liên quan đến nội dung dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng), mà ở sự tổng lực của nhóm ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường.

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại trong nhóm trên cho biết, hiện các thành viên trong nhóm đang thực hiện “đợt hai”, tăng cường bán vàng ra để thu hẹp chênh lệch giá và bình ổn thị trường, theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Đây được xem là một nguyên nhân chính khiến giá vàng SJC có sự điều chỉnh mạnh vừa qua.

Trước đó, ngày 6-10-2011, Ngân hàng Nhà nước đã mở lại cơ chế cho phép 5 ngân hàng thương mại đủ điều kiện được chuyển đổi một phần số vàng huy động, giữ hộ (vàng tồn quỹ) thành tiền để bổ sung nguồn cung vàng trên thị trường trong nước và được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Nhóm này cùng với SJC hợp lực để tham gia bình ổn thị trường.

Đầu tháng 10-2011, với cơ chế trên cùng sự vào cuộc của 5 ngân hàng thương mại này, chênh lệch giá vàng trong nước cũng đã được rút ngắn từ trên dưới 4 triệu đồng/lượng trước đó xuống còn từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, phải đến “đợt hai” này, chênh lệch đó mới thực sự được rút ngắn.

Tổng giám đốc ngân hàng trên cho biết, trong đợt đầu tham gia bình ổn, ngân hàng ông bị lỗ đáng kể khi bán ra với giá quanh mốc 43 triệu đồng/lượng và sau đó giá vàng nhanh chóng lên mốc 45,5 - 46,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sự cân đối ở tài khoản vàng ở nước ngoài đã có sự bù đắp lại, như một sự bảo hiểm giá mà cơ chế vàng tài khoản mang lại.

Trong hoạt động này, một lợi ích được đặt ra là các ngân hàng tham gia bình ổn được cơ chế chuyển đổi vàng sang VND, vừa tăng cung vàng cho thị trường vừa có vốn VND để kinh doanh. Tuy nhiên, lợi ích này được giải thích là vì mục tiêu chung bình ổn thị trường vàng; mặt khác, với cơ chế đó, một lượng vốn lớn nằm trong vàng đã được chuyển hóa, trở thành nguồn lực năng động hơn trong nền kinh tế.

 

                                                                   Theo Báo TienPhong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục