Năm 2011 là một năm có nhiều chuyển biến trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) với sự ra đời của các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi NTD.

Tuy nhiên, trước nguồn hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng đa dạng, đủ chủng loại, xuất xứ, không ít hàng gian, hàng giả được dịp tung hoành. Dù các lực lượng kiểm tra vẫn thường xuyên rà soát các mặt hàng, không ít NTD vẫn gặp phải hàng gian, hàng giả và số vụ việc hàng hoá vi phạm được các cơ quan chức năng phát hiện vẫn ở mức cao, với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Số vụ vi phạm gia tăng, hành vi thủ đoạn tinh vi

Từ đầu năm đến nay, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã tiến hành và xử lý 7.296/7.767 vụ kiểm tra, trong đó  vi phạm về đăng ký kinh doanh 2.008 vụ, sai phạm về giá 1.455 vụ, vi phạm về nhãn hàng hóa 1.276 vụ, vi phạm về chất lượng, VSATTP 591 vụ, vi phạm sở hữu trí tuệ 540 vụ, hàng lậu 1.070 vụ, vi phạm về xúc tiến thương mại 29 vụ và các vi phạm khác 320 vụ.

Thực phẩm nhập lậu trước khi đưa ra thị trường được chuyển về các lò giết mổ tư nhân.
Thực phẩm nhập lậu trước khi đưa ra thị trường được chuyển về các lò giết mổ tư nhân.

Trong đó, hàng hóa vi phạm tập trung nhiều vào các nhóm hàng như: Quần áo, đồ thời trang, máy tính, kẹo bánh, sữa, thiết bị điện gia dụng, đồ chơi trẻ em, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh... Theo bảng thống kê hàng hóa tịch thu thì hầu như nhóm ngành hàng nào cũng có vi phạm. Như vậy, năm 2011, tổng số vụ kiểm tra tăng hơn so với năm 2010 là 639 vụ và số vụ xử lý tăng hơn so với năm 2010 là 740 vụ.

Theo nhận định của Chi cục QLTT TP.Hà Nội, năm 2011, số vụ vi phạm tăng, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi hơn so với những năm trước. Hoạt động vận chuyển kinh doanh hàng lậu vào thành phố diễn biến ngày càng phức tạp trên tất cả các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường bưu chính. Cung đường bộ từ biên giới phía bắc, phía nam về Hà Nội luôn được các đối tượng sử dụng.

Còn tại TPHCM, theo Chi cục QLTT TP, chỉ riêng trong tháng 12, các đội QLTT đã phát hiện nhiều vụ vi phạm, nhiều nhất là buôn bán, vận chuyển hàng ngoại không có chứng từ hóa đơn, có nguồn gốc nhập lậu. Trong số này, phần lớn là hàng tiêu dùng, phụ tùng, thiết bị điện xuất xứ TrungQuốc, đưa vào thành phố tiêu thụ bằng đường bộ từ các tỉnh lân cận.

Số vụ còn lại gồm các vi phạm bán hàng không lập hóa đơn, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sản xuất không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vi phạm về đăng ký kinh doanh, buôn bán hàng ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng hóa có nhãn nhưng không ghi đủ nội dung bắt buộc, hàng giả nhãn hiệu, giả xuất xứ, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu vẫn còn nhiều.

Tổng hợp số vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành có 1.229 vụ, tăng 306  vụ so với tháng trước, tăng 58  vụ so với cùng kỳ năm trước. Các đoàn kiểm tra vẫn thường xuyên phát hiện các cửa hàng kinh doanh, chợ vi phạm về niêm yết giá. Theo ông Đỗ Hữu Quang - Phó Cục trưởng Cục QLTT TPHCM, hiện nay hàng giả, hàng nhái rất khó nhận biết nếu không có đầy đủ kiến thức và chuyên môn, thậm chí phải tiến hành giám định mới phát hiện được.

Mặt hàng nào càng bán chạy thì càng bị làm nhái. Tốc độ sản xuất kinh doanh hàng giả hiện nay cũng đang được đẩy nhanh, thể hiện sự linh hoạt trong chuỗi sản xuất, vận chuyển, phân phối và tiêu thụ hàng giả. Điều đó lý giải tại sao nhiều DN than phiền, sau mỗi lần tung ra sản phẩm mới thì lập tức xuất hiện trên thị trường các sản phẩm được làm giả tương tự. Đáng nói là còn có cả hàng giả, hàng nhái được sản xuất, lắp ráp từ nước ngoài, đưa vào nước ta tiêu thụ.

Hàng kém chất lượng bủa vây người tiêu dùng

Chỉ trong quý IV/2011, đặc biệt là những ngày giáp tết, rất nhiều vụ vận chuyển động vật tươi sống, thực phẩm đông lạnh, lục phủ ngũ tạng động vật đã gây bức xúc cho người tiêu dùng. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra hai vụ vi phạm đối với nhóm ngành thực phẩm.

Ngày 25.12, đội QLTT phụ trách khu vực Thường Tín – Hà Nội đã kiểm tra và thu giữ hơn 1 tấn gia cầm không có nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, ngày 28.12, đội QLTT số 11 – Chi cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với lực lượng chức năng tịch thu 23 tấn gân, đuôi, chân bò các loại tại khu vực quận Hoàng Mai, toàn bộ số hàng trên không có giấy kiểm dịch động vật.

Hàng tấn nầm, nội tạng động vật được vận chuyển trái phép vào Hà Nội và TPHCM thời gian qua thực sự gây lo ngại cho NTD khi tết đến gần. Điều đáng nói là hầu hết các thực phẩm bẩn được vận chuyển bằng xe khách, không phải xe chuyên dụng vì vậy khi lực lượng chức năng phát hiện thì hàng hóa đã trong quá trình phân hủy hoặc thối.

Các loại thức ăn, gia vị sơ chế, chế biến khác như: Magi, dầu hào, bánh kẹo, ngô hộp, bột chiên tôm, càphê lon... không đảm bảo chất lượng, không hóa đơn chứng từ cũng được vận chuyển ồ ạt vào các thành phố lớn.

Theo thống kê của lực lượng QLTT tại Hà Nội, riêng đối với mặt hàng gia cầm, thực phẩm đông lạnh nhập lậu trong năm 2011 lên gần 600 vụ tổng số hàng hóa tiêu hủy gồm gia cầm, sản phẩm gia súc, nội tạng động vật gần 40 tấn. Đó là chưa kể lực lượng thú y kiểm tra thường xuyên tại 8 chốt ra vào thành phố hằng ngày cũng thu giữ một lượng lớn hàng chục tấn thực phẩm không giấy kiểm dịch theo quy định.

Mối lo của NTD ngoài mối lo về giá cả, chất lượng hàng hóa, ATVSTP luôn thường trực. Mặc dù cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, nhưng số lượng hàng thu giữ hoặc tịch thu chỉ chiếm một phần nhỏ so với hàng hóa đã được các đối tượng đưa ra thị trường. Vì vậy, bên cạnh việc cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra thì bản thân NTD cũng phải tẩy chay hàng bẩn, hàng không đảm bảo chất lượng.

 

                                                           Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục