Chỉ số lạm phát liên tiếp hạ nhiệt trong nhiều tháng qua và các giải pháp quyết liệt nhằm kéo giảm lạm phát xuống còn một con số đến cuối năm nay sẽ là các cơ sở quan trọng cho quyết tâm từng bước giảm lãi suất trên thị trường. Song câu hỏi về thời điểm dường như còn bỏ ngỏ.

Nghe theo thị trường

Nói về thời điểm có thể hạ được lãi suất thị trường, người đứng đầu NHNN – Thống đốc Nguyễn Văn Bình thẳng thắn chỉ ra rằng, với tình hình thanh khoản của các ngân hàng hiện nay, rất khó có thể hạ lãi suất cũng như bỏ trần lãi suất huy động, ít nhất cho đến tháng 6 tới đây. Bởi ngoài điều kiện cần là yếu tố lạm phát giảm nhiệt rõ rệt, cần có thêm một điều kiện đủ nữa cho mục tiêu giảm lãi suất thị trường là giải quyết được vấn đề khó khăn thanh khoản trong hệ thống ngân hàng (NH). Dẫn theo đánh giá của người đứng đầu NHNN cho thấy, sau một thời dài hệ thống chủ yếu huy động ngắn hạn rồi cho vay dài hạn, câu chuyện thiếu hụt hay khó khăn về thanh khoản dường như là điều khó tránh. Do đó ở vào thời điểm hiện nay khi trên thị trường các doanh nghiệp quay quắt tìm vốn, ngân hàng đau đầu thì thanh khoản, việc giảm được lãi suất trong ngắn hạn chắc chắn là điều không tưởng.

Đánh giá về cơ hội cũng như lộ trình giảm được lãi suất trong năm 2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, hiện đang có những tiền đề và nền tảng nhất định cho việc giảm lãi suất. Trong đó tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính từ tháng 8.2011 đến nay liên tục có chiều hướng giảm dần và giữ ở con số dưới 1% tạo nền tảng cho kỳ vọng giảm lạm phát trong thời gian tới. Như phân tích ở trên, vấn đề thanh khoản của các TCTD cũng đang được NHNN tập trung xử lý. “Nếu xử lý tốt vấn đề thanh khoản ngân hàng sẽ tạo thêm tiền đề vững chắc hơn cho việc giảm lãi suất trong năm 2012” – ông Nguyễn Văn Bình cho biết.

Thực tế nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá, nếu VN duy trì các giải pháp quyết liệt như trong năm 2011, lạm phát năm nay có thể giảm về mức 8-8,5%. Do đó theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nếu mục tiêu lạm phát (9-9,5%) đạt được vào cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động có thể sẽ được kéo xuống mức 10%/năm. Song như nhiều nhận định trước đó, lãi suất trên thị trường khó có khả năng hạ nhiệt nhanh trong ngắn hạn. Với mục tiêu trên đây, người đứng đầu NHNN cho rằng, lãi suất có thể sẽ được điều chỉnh giảm dần theo các tín hiệu thị trường và phụ thuộc vào diễn biến lạm phát cũng như hiệu hiệu quả hoạt động xử lý câu chuyện thanh khoản của hệ thống NH.

Giới đầu tư quan ngại

Đưa nhận định lãi suất có thể sẽ giảm sau tết, song trong báo cáo mới đây, nhóm chuyên gia của Cty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vẫn bày tỏ quan điểm lo ngại về vấn đề thanh khoản ở các ngân hàng yếu kém. Cụ thể là về thanh khoản tiền đồng. Nhóm chuyên gia của VCSC cho rằng, các NH yếu kém sẽ tiếp tục gặp khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là khi NHNN có thể mạnh tay hơn trong  bắt buộc các NH tuân thủ trần lãi suất 14%/năm sau tết. Thêm vào đó, thông tin về sáp nhập đặc biệt là sáp nhập các NH nhỏ yếu kém với nhau có thể làm trầm trọng thêm tình hình thanh khoản ở các NH này.

Theo lý giải của VCSC, việc sáp nhập có thể dẫn đến tâm lý không tốt của người gửi tiền đối với NH này dù rằng NHNN khẳng định quyền lợi của người gửi tiền sẽ được đảm bảo. Thêm vào đó, trên thị trường liên NH, các NH lớn không sẵn sàng cho vay các NH nhỏ nếu không có tài sản thế chấp. Thậm chí với quy định của một nhà băng, bên đi vay cũng phải có tài sản đảm bảo và hoàn thiện hồ sơ, chịu thẩm định đúng quy trình như khi vay vốn trên trên thị trường I. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn trên thị trường mở cũng như kênh tái cấp vốn của nhà băng nhỏ cũng bị hạn chế do không nắm trong tay nhiều trái phiếu và các điều kiện từ phía NHNN.

Trong khi đó, để đối phó với vấn đề lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện xuyên suốt trong năm 2011 với một loạt các mức lãi suất chủ chốt được điều chỉnh tăng và nhờ đó làm cho tăng trưởng cung tiền và tín dụng giảm mạnh so với những năm trước đó. Những biện pháp này, theo các chuyên gia, giúp lạm phát giảm tốc trong nửa sau của năm 2011 nhưng lại là lý do đẩy chi phí vốn tăng cao khiến hoạt động sản xuất và tiêu dùng chậm lại. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ chặt chẽ trong năm 2012 với mục tiêu giữ tăng trưởng tín dụng ở mức còn thấp hơn năm 2011 (15-17% so với dưới 20%) cần được điều hành một cách hài hòa nhằm vừa thực hiện mục tiêu kềm chế lạm phát, nhưng cũng đưa được nguồn vốn giá hợp lý về đúng địa chỉ cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất, tránh nguy cơ xảy ra giảm phát.

 

                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục