Chợ đầu mối nông sản TT Chi Nê phân thành khu, dãy riêng biệt giúp người dân thuận tiện bán, mua.

Chợ đầu mối nông sản TT Chi Nê phân thành khu, dãy riêng biệt giúp người dân thuận tiện bán, mua.

(HBĐT) - Trong tổng số 9 chợ trên địa bàn huyện Lạc Thủy, chợ đầu mối nông sản huyện tại thị trấn Chi Nê là chợ hạng 2 duy nhất có quy mô trên 8.000 mét vuông, riêng diện tích nhà đình là 2.072 mét vuông.

 

Được bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2009, mô hình chợ đầu mối nông sản huyện đã phát huy hiệu quả, hoạt động tốt, thu hút gần 400 hộ kinh doanh, đảm bảo lưu thông hàng hóa của nhân dân trên địa bàn. Để thực hiện được điều đó, việc lựa chọn điểm kinh doanh thuận tiện, bố trí các ngành hàng hợp lý theo ông Đỗ Hồng Tùy, Trưởng Ban quản lý chợ là vô cùng quan trọng. Ngay sau chợ đi vào hoạt động, Ban quản lý đã quan tâm sắp xếp các khu, dãy, gian ki ốt bán hàng. Tại chợ có khu riêng chuyên bán hàng khô, hàng sắt, lương thực với tổng số 31 hộ. Đầu nhà đình dành cho các hộ kinh doanh hàng hoa quả, khách chợ vãng lai. Tầng 1 khu nhà đình là dãy kiốt giày dép, đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ điện tử, điện lạnh Tầng 2 là nơi chuyên kinh doanh quần áo, vải vóc. Phía sau đình bố trí điểm bán hàng mã. Các hộ kinh doanh hàng rau, củ, quả, hàng tươi sống cũng được dành một khu riêng, rộng rãi.  

Bà Phạm Thị Hòa, một hộ kinh doanh hàng khô ở chợ cho rằng, nhờ được phân khu, dãy mang tính chất tương đối tập trung, chuyên biệt nên khách đến mua hàng dễ dàng tìm hiểu, lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu. Trước đây, cũng tại điểm chợ này là chợ cũ, điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân khiến chợ xảy ra cháy 2 lần là vì sự lộn xộn trong bố trí ngành hàng. Từ khi chuyển chợ mới, ngành hàng được phân loại giúp thuận tiện cho cả người bán và người mua. Số hộ tham gia buôn bán ở chợ tăng lên gần gấp đôi so với ngày còn là chợ cũ. Hoạt động của các hộ kinh doanh đi vào ổn định, người tiêu dùng cũng dần hình thành thói quen mua hàng theo dãy, khu.  

Việc đảm bảo ANTT, phòng cháy - chữa cháy cũng góp phần quan trọng đưa hoạt động chợ đầu mối nông sản huyện Lạc Thủy đi vào nề nếp, đạt hiệu quả. Khó khăn trong vấn đề giải tỏa hành lang chợ đã được tháo gỡ. Các điểm gửi xe, bán hàng tràn lan tại khu vực vỉa hè chợ với sự vào cuộc của cơ quan chức năng đã dẹp bỏ kịp thời. Trong chợ được bố trí hơn 40 bình cứu hỏa, 5 téc nước phòng cháy. Nội quy phòng cháy, chữa cháy được treo, dán, thường xuyên trực tiếp tuyên truyền tới các hộ kinh doanh. Hệ thống nước sạch, điện được cấp đến từng hộ, hệ thống đường ống thoát nước, thu gom xử lý rác thải đảm bảo, không để hộ kinh doanh hay người tiêu dùng đến chợ phải phàn nàn. ông Vũ Đình Hà, nhân viên bảo vệ chợ đầu mối nông sản huyện cho biết: Đến nay, chợ đã hoạt động gần 3 năm nhưng tình hình an ninh trật tự tương đối tốt, không để xảy ra sự vụ lớn. Nhờ được lắp đặt hệ thống camera và phân công lực lượng bảo vệ 24/24h nên một số hiện tượng trộm tài sản đã được ngăn chặn, phát hiện kịp thời. Điển hình là đầu năm 2011, tốp trực bảo vệ chợ gồm 6 người đã bắt 1 vụ đối tượng ngoại lai vào trộm xe, chuyển cơ quan chức năng giải quyết. 

Công tác khai thác, quản lý và hoạt động chợ đã phát huy hiệu quả. Cùng với đó, mô hình chợ cũng nảy sinh một số khó khăn, trước mắt cần đầu tư, cải tạo và mở rộng khu bán hàng rau, củ, quả tươi sống đáp ứng nhu cầu phát triển, giao thương.

 

                                                                              Bùi Minh 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục