Mỗi ngày, điểm bán dưa đống ở góc chợ Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) tiêu thụ trên, dưới 2 tấn quả.

Mỗi ngày, điểm bán dưa đống ở góc chợ Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) tiêu thụ trên, dưới 2 tấn quả.

(HBĐT) - Bà con nông dân trong tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch dưa mới. Thêm một vụ này, dưa sản xuất tại địa phương khẳng định được chất lượng, năng suất cũng như chỗ đứng trên thị trường tỉnh.

 

Chị Lại Thị Hòa, một lái thương lâu nay chuyên giao hàng cho các quầy bán hoa quả ở các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình cho hay: Nhiều năm nay, dưa hấu do bà con nông dân các huyện trong tỉnh trồng đã được thị trường trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về chất lượng. Vụ này tuy mới đang thu hoạch lứa đầu nhưng qua thăm, mua vườn ở các vùng dưa Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, chị thấy dưa cho quả to đều, nhất là vùng dưa ở Mai Châu vừa cho quả to, hình thức đẹp, chất lượng ngon nên thị trường ưa chuộng.

 

Các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình vẫn là nơi tiêu thụ dưa hấu mạnh nhất. Từ các vùng trồng truyền thống như Nam Thượng, Sào Báy (Kim Bôi); Thanh Hối, Mãn Đức (Tân Lạc); Mai Hạ, Chiềng Châu, Vạn Mai (Mai Châu), dưa hấu đang tấp nập chuyển về thành phố Hoà Bình, được bày bán ở hầu khắp các quầy hoa quả, chưa kể hàng trăm người buôn bán dưa đống. Dưa hấu địa phương vào vụ thu hoạch cũng khiến cho thị trường hoa quả tạo ra sự cạnh tranh tích cực. Theo chị Nguyễn Thu Lê ở tổ 8, phường Phương Lâm, chỉ nửa tháng trước thôi, dưa miền Nam rồi dưa từ vùng Nghệ An chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường, quầy hàng hoa quả nào cũng có. Đã thế, giá cả lại đắt đỏ (mặt bằng chung tại các chợ từ 16.000 đồng - 17.000 đồng/kg). Từ khi dưa hấu địa phương thu hoạch, giá cả cạnh tranh, dưa miền Nam, Nghệ An mất hẳn chỗ đứng, ngoài nguyên nhân về giá còn vì thua kém dưa trong tỉnh về mức độ tươi ngon.

 

Giá dưa hấu tại các chợ hiện nay dao động ở mức từ 7.000 đồng - 8.000 đồng/kg (dưa cỡ nhỏ, trung bình) và 12.000 đồng/kg (dưa quả to, đẹp). Vợ chồng anh Bùi Văn Quang, chủ sạp hàng hoa quả ở chợ Nghĩa Phương tâm sự: có dưa địa phương rồi, nhập dưa miền Nam về cũng chẳng có ai hỏi đến. Vì vậy, anh và các tiểu thương buôn hoa quả ở chợ phần nhiều đã chuyển hết sang nhập dưa hấu do bà con trong tỉnh làm ra vừa tươi ngon, hình thức đẹp. Nhờ giảm chi phí vận chuyển nên giá thành hạ, sức mua tăng cao. Anh Quang phấn chấn cho biết thêm: dạo bán dưa hấu miền Nam, mỗi buổi chợ, quầy chỉ bán được từ 40 – 50 kg nhưng từ khi chuyển sang bán dưa mình, tình hình buôn bán cải thiện hẳn, mỗi ngày anh bán được trên, dưới 2 tạ quả.

 

So với các vùng dưa khác trong tỉnh, vùng dưa hấu Mai Châu cho sản lượng và chất lượng quả trội hơn. Ông Phạm Ngọc Nhâm, Trưởng phòng NT – PT&NT huyện Mai Châu cho biết: diện tích dưa toàn huyện năm nay khoảng 10 ha, tập trung ở các xóm Đồng Uống, Lầu (Mai Hạ). Từ vùng này, dưa đưa đi tiêu thụ ở các nơi khác trong thị trường huyện đã có giá từ 9.000 đồng - 10.000 đồng/kg. So với cùng thời điểm đầu vụ dưa 2011, cũng với chất lượng quả như thế, giá dưa bán tại vườn vụ này tăng gấp 2 – 3 lần, năng suất đạt từ 17 – 18 tấn/ha. Hơn nữa, dưa Mai Châu đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên hộ trồng yên tâm hơn về “đầu ra”.   

 

Cùng với cây dưa hấu đầu vụ, cây dưa bở đang ở vào thời kỳ chính vụ giúp thị trường nông sản tỉnh nhộn nhịp thêm. Đây cũng là những loại hoa quả dễ tiêu thụ, có sức mua cao trong mùa nắng nóng. Với sức cạnh tranh lớn, dưa hấu, dưa bở địa phương đang tạo sự “đối trọng” cần thiết, giảm nhiệt về giá thành nhiều loại cây, trái mùa hè. Các loại trái cây xuất xứ Thái Lan, Trung Quốc, miền Nam không còn ưu thế chiếm lĩnh, mức độ nhập hàng về dè dặt, giá thành “hạ nhiệt”, như xoài Thái từ 45.000 đồng/kg giảm còn 35.000 đồng/kg, măng cụt từ 50.000 đồng/kg giảm còn 40.000 đồng/kg, cam, lê, táo Trung Quốc giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại.

 

                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục