Người tiêu dùng mua sắm những mặt hàng bình ổn giá  tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TP. Hòa Bình).

Người tiêu dùng mua sắm những mặt hàng bình ổn giá tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TP. Hòa Bình).

(HBĐT) - Chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn của tỉnh tiếp tục được thực hiện với 4 doanh nghiệp tham gia, nguồn vốn tạm ứng ngân sách tỉnh 50 tỷ đồng. Cùng với chương trình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh là đối tượng thụ hưởng, được phục vụ cung ứng hàng hóa với số lượng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng.

 

Ông Phạm Văn Minh ở tiểu khu 6, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tâm sự: Nhiều mặt hàng thiết yếu tiêu dùng đều nằm trong chương trình bình ổn. Là người tiêu dùng, tôi không bỏ qua cơ hội này, đến điểm bán hàng bình ổn giá ở thị trấn để mua hàng. Tôi quan tâm đến chất lượng, hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm, việc niêm yết, bán theo giá niêm yết của cửa hàng. So sánh mức giá bán giữa điểm bán hàng bình ổn với các cửa hàng, đại lý cùng khu vực, giá bán của nhiều mặt hàng ở đây thấp hơn, một số ít mặt hàng ngang bằng giá so với  ngoài thị trườngg, chất lượng lại hoàn toàn yên tâm.  

Với chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, các doanh nghiệp đã tích cực dự trữ, chuẩn bị đủ lượng hàng và củng cố, mở rộng thêm 16 điểm tại các siêu thị, chợ, cửa hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Yên Thủy... Những cam kết bán hàng theo đúng phương án phê duyệt, giá bán ổn định cho đến kết thúc thời gian thực hiện. Mức giá thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 5 - 10%, có niêm yết rõ ràng về giá đang được doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chương trình cũng được doanh nghiệp tham gia chú trọng tăng cường. Theo chủ DNTN Phượng Sáng, tham gia chương trình lần này, doanh nghiệp nỗ lực cung ứng sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý tới nhóm đối tượng thực sự cần thụ hưởng là người dân nông thôn, vùng sâu, xa, người lao động thu nhập thấp.  

Theo ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá bên cạnh tác dụng điều tiết, kiềm chế tốc độ tăng giá, định hướng giá cả thị trường còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động phối hợp, liên kết với doanh nghiệp tỉnh bạn để có thêm nhiều nguồn hàng bình ổn. Trong khuôn khổ chương trình tập trung vào những nhóm mặt hàng phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn như nhóm hàng lương thực (các loại gạo, mì tôm), nhóm hàng thực phẩm (công nghệ, chế biến, đông lạnh), dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, sữa, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, chè, cà phê, ước giải khát... Doanh nghiệp tham gia đảm bảo năng lực, uy tín kinh doanh và phát triển mạng lưới bán hàng ở các huyện, thành phố. Điển hình là Công ty CP Thương mại Định Nhuận, DNTN Phượng Sáng và Công ty TNHH MTV Phương Khương.  

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được diễn ra vào những tháng cuối năm đã hỗ trợ đắc lực công tác bình ổn thị trường. Riêng trong quý IV, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 2 chương trình, trong đó, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại 3 huyện Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy; chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu, xa xã Mai Hạ (Mai Châu), xã Cao Sơn (Đà Bắc). Chương trình đã để lại dấu ấn, vừa giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán ra, người tiêu dùng lại được thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa với giá cả phải chăng, chất lượng tốt.  

Thay vì sức mua giảm sút những tháng đầu năm, bằng giải pháp kích cầu và triển khai chương trình bán hàng với giá bình ổn đã lôi kéo, cải thiện sức mua người tiêu dùng những tháng cuối năm. Nhờ vậy, liên tiếp từ tháng 8-12/2012, chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức tăng nhẹ, giá cả thị trường ổn định, không có biến động. Tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm, lực lượng QLTT đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt những biến động giá cả thị trường, đồng thời đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm phát huy hiệu quả chương trình, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.

 

                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục