Điểm bán hàng đống tại vỉa hè đường Cù Chính Lan mỗi ngày bán được hàng trăm áo khoác ấm.

Điểm bán hàng đống tại vỉa hè đường Cù Chính Lan mỗi ngày bán được hàng trăm áo khoác ấm.

(HBĐT) - Ảnh hưởng của đợt giá rét kéo dài và sức “nóng” nhịp độ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán đã khiến thị trường quần, áo mùa đông trở lên nhộn nhịp. Lo ngại trong những ngày tới thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến xấu, người dân đã chuẩn bị, sắm sửa thêm quần, áo ấm bảo vệ, phòng - chống rét đậm, rét hại.

 

Khảo sát trên thị trường các chợ truyền thống của thành phố Hòa Bình, áo khoác bằng chất liệu phao, len, dạ, băng lông xuất xứ Trung Quốc có giá dao động từ 300.000 – 650.000 đồng/chiếc, áo len suông, dài tay có giá từ 250.000 – 400.000 đồng/chiếc; quần tất của Trung Quốc, liên doanh Việt – Hàn giá dao động từ 70.000 – 200.000 đồng, quần nhung giá 400.000 – 550.000 đồng. Trong khi đó, tại các cửa hàng thời trang nam, nữ có nhiều giá bán khác nhau, chủ yếu ở mức 700.000 – 1,2 triệu đồng/chiếc, áo hàng đặt theo nhu cầu có giá 2,5 triệu – 9 triệu đồng/chiếc. Với mặt bằng chung thu nhập hiện nay, các điểm bán hàng chợ tập trung khách nhiều hơn. Các cửa hiệu thời trang kinh doanh cũng lấy hàng thời trang có mức giá trung bình phục vụ thị hiếu số đông, quần áo hàng đặt không lấy nhiều, chủ yếu phục vụ một bộ phận số ít khách hàng có mức sống dư giả.

 

Thị trường quần áo mùa đông năm nay phong phú, mẫu mã, màu sắc đa dạng. Hàng có xuất xứ Trung Quốc với giá cả phải chăng, kiểu dáng bắt mắt giúp người tiêu dùng có nhiều so sánh và lựa chọn. Chị Chu Thị Hoa – một khách mua hàng tại cửa hiệu quần áo thời trang chợ Phương Lâm cho biết: Dạo qua 10 cửa hàng quần áo ở các chợ, cả 10 cửa hàng đều bày bán hàng xuất xứ Trung Quốc, ít điểm bán nào chỉ chuyên kinh doanh hàng nội địa. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, giá bán các loại quần, áo ấm nhập từ cửa khẩu về khá bình dân. Về mặt bằng chung, quần áo ấm có giá thậm chí thấp hơn so với năm ngoái, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn bởi liên tục xuất hiện các kiểu dáng mới lạ trên thị trường.

 

Các cửa hiệu, quầy, sạp chuyên doanh quần áo, khăn, tất, mũ trẻ em cũng vào mùa hút khách. Thời điểm giữa trưa và cuối chiều các ngày, khách tập trung mua sắm tại các điểm bán này đông nườm nượp. Quần, áo mùa đông dành cho trẻ không những đảm bảo tiêu chí ấm mà còn có kiểu dáng thời trang, giá bán so với quần, áo người lớn chênh hoặc thấp hơn không đáng kể. Đơn cử như một bộ váy áo trẻ cỡ 3 – 6 tuổi có giá 350.000 – 700.000 đồng, áo khoác chất liệu phao nhẹ, áo nhung lót nỉ của các bé trai có giá 200.000 – 450.000 đồng. Bộ khăn, mũ trẻ em dưới 8 tuổi dao động từ 80.000 – 200.000 đồng. Với xu hướng hiện nay, nhiều bà mẹ mua cho trẻ khăn, mũ len móc bằng tay. Chính vì vậy mà có tới hàng chục điểm chuyên móc khăn, mũ xuất hiện ở các chợ và trên đường phố. Thường khách hàng đến đặt trước kiểu dáng, màu len và hẹn ngày đến lấy. Bình quân giá mỗi chiếc mũ móc từ 50.000 – 70.000 đồng, khăn móc giá 40.000 - 50.000 đồng.

 

Không nhiều các điểm bán nhưng một số cửa hàng chuyên doanh hàng Việt trên đường Cù Chính Lan như đại lý của hãng dệt may Hanosimex, Việt – Hàn, đặc biệt là các điểm xả quần áo mùa đông thành đống đang trong không gian mua sắm vô cùng sôi động. Những người bán khó kịp trở tay, nhất là vào giờ cao điểm, khách đến chọn, mua quần, áo ấm kín cả vòng trong, vòng ngoài. Anh Phùng Văn Yên, 40 tuổi ở phường Chăn Mát cho biết: Về màu sắc, kiểu dáng các loại áo chất liệu phao nội địa không hề thua kém hàng ngoại, thậm chí đường may, khóa kéo còn bền đẹp, chắc chắn hơn hẳn so với hàng xuất xứ Trung Quốc có mặt trên thị trường. Thêm vào đó, giá bán lại cạnh tranh, hợp lý so với mức chi tiêu sinh hoạt của người dân. Còn chị Trần Thị Thủy ở tổ 4, phường Phương Lâm cho rằng: Hiện nay, trong tỉnh có một số công ty dệt may sản xuất và bán sản phẩm làm bằng chất liệu phao siêu nhẹ, giá tốt mà chất lượng lại hoàn toàn yên tâm, chỉ 200.000 – 250.000 đồng là khách hàng có được một chiếc áo vừa bền, vừa ấm lại tha hồ chọn màu sắc.

 

Ngoài điểm bán quần áo của các công ty may nội tỉnh, các sản phẩm áo phao, áo Jacket do nhà sản xuất trong nước sản xuất cũng được dịp “bung” hàng. Chương trình xả hàng, bán hàng giá rẻ, giảm giá, khuyến mại hấp dẫn tại các điểm bán càng khiến thị trường quần, áo mùa đông “nóng” lên, người dân đổ xô đến các điểm bán đang xả hàng, giảm giá. Quan trọng hơn cả là ở đây, người lao động thu nhập thấp có thể lựa chọn được sản phẩm vừa ý theo nhu cầu với mức chi tiêu hợp lý trong lúc đời sống kinh tế còn khó khăn.

                                                                             

                                                                                Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục