Anh Bùi Văn Tám, xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong phun thuốc trừ sâu bệnh cho vườn cam Xã Đoài 2.000 m2 trồng năm thứ nhất.

Anh Bùi Văn Tám, xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong phun thuốc trừ sâu bệnh cho vườn cam Xã Đoài 2.000 m2 trồng năm thứ nhất.

(HBĐT) - Những năm gần đây, xã Đông Phong (Cao Phong) đã chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào SX những loại cây trồng phù hợp với điều kiện của xã. Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nhiều hộ nông dân đã chú trọng phát triển cây cam, mía, có sự kết hợp với quy hoạch phát triển NTM.

 

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tổng diện tích gieo trồng cả năm của xã có 424,9 ha, trong đó, cây lúa gieo trồng được 107 ha (diện tích lúa lai 40%, lúa thuần 60%), năng suất lúa cả năm bình quân đạt 55 tạ/ha; diện tích ngô gieo trồng được 72 ha, năng suất đạt 42 tạ/ha, sản lượng đạt 302,4 tấn. Diện tích mía các loại trồng được 161 ha, trong đó, mía tím 40%, diện tích mía trắng 60%. Diện tích cây ăn quả các loại 25 ha, trong đó, diện tích trồng cây có múi 16 ha, sản lượng ước đạt 32 tấn.

 

Xác định công tác XĐ-GN là nhiệm vụ trọng tâm của xã, cả hệ thống chính trị nhằm từng buớc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã đã đề ra các giải pháp đồng bộ sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ XĐ-GN. Năm 2012, xã đã phối hợp với Trạm KN-KL, Trung tâm dạy nghề huyện mở lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, trồng ngô lai tại các chi hội nông dân được 2 lớp, 1 lớp trồng cây có múi với tổng số học viên tham gia 90 người. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã hỗ trợ 20 kg hạt giống rau cho nhân dân, cung ứng 450 kg giống lúa lai, 1,2 tấn giống lúa thuần, 1.000 kg ngô lai, 335 tấn phân các loại, góp phần cung ứng đủ giống, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ kịp thời cho SX... Tổng doanh thu từ lĩnh vực SXNN đạt trên 600 triệu đồng.

 

Những năm gần đây, xã được sự quan tâm đầu tư của dự án Psard, năm 2012, xã đã xây dựng kè chắn lũ xóm Chằng Trong, xây 30 nhà vệ sinh xóm Chằng Giữa, làm SVĐ khu trung tâm xã với tổng vốn đầu tư 250 triệu đồng, trong đó, vốn đối ứng của nhân dân 100 triệu đồng. Với đặc thù của xã Đông Phong là thuần nông, trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, cả xã có 46 hộ hoạt động buôn bán hàng hoá, máy xay xát, nghiền, sửa chữa nhỏ... Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 của xã ước đạt 1,5 tỉ đồng. Chính vì vậy, đến cuối năm 2012, qua điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã còn 71 hộ nghèo, chiếm 15%, giảm 2%; hộ cận nghèo 115 hộ, chiếm 24,36%, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người.

 

Theo lãnh đạo xã Đông Phong, trong triển khai xây dựng NTM, thới gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông nghiệp, nông thôn trong đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn, xã đã đạt 5/19 tiêu chí. Đến nay, xã đã xây dựng xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và tổ chức hội nghị công bố quy hoạch NTM, xây dựng hoàn chỉnh đề án xây dựng NTM của xã giai đoạn 2010-2020 trình cấp trên phê duyệt.

 

 

                                                                           Hải Linh

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối vụ mùa

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) lưới điện. Qua đó tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của khách hàng.

Tập huấn “Nâng cao chất lượng hoạt động vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội”

(HBĐT) - Ngày 19/9, tại huyện Mai Châu, Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức hội nghị tập huấn "Nâng cao chất lượng hoạt động vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội” năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục