Các mặt hàng thiết yếu được sản xuất trong nước từng bước chiếm lĩnh thị trường được người tiêu dùng lựa chọn. (Ảnh chụp tại siêu thị Vì Hòa Bình).

Các mặt hàng thiết yếu được sản xuất trong nước từng bước chiếm lĩnh thị trường được người tiêu dùng lựa chọn. (Ảnh chụp tại siêu thị Vì Hòa Bình).

(HBĐT) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau 3 năm triển khai (2009-2012) đã tạo được dấu ấn nhất định trong người tiêu dùng đối với các sản phẩm trong nước sản xuất, từng bước loại bỏ tâm lý “sính hàng ngoại” một thời. Tuy nhiên, để CVĐ thực sự đi vào đời sống, hàng Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường, một trong những yếu tố quan trọng đó là chất lượng hàng hóa. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.

 

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động về tiêu thụ hàng nội ở tỉnh ta được tập trung thực hiện giúp cho doanh nghiệp, giới doanh nhân nhận thức, phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp ý thức được chương trình là “cơ hội vàng” để nâng cao uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng, đem lại cơ hội sản xuất - kinh doanh tại thị trường trong tỉnh. Các doanh nghiệp chú trọng đổi mới công nghệ, không ngừng thay đổi cách thức phân phối hàng hóa, triển khai nhiều đợt giảm giá, khuyến mại khuyến khích sức mua từ đó thay đổi thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng Việt. Trong 3 năm qua, hoạt động khuyến mại diễn ra sôi động, tập trung vào dịp tết Nguyên đán, các dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, 2/9… Số lượng các doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến mại tăng lên hàng năm. Trong giai đoạn đã có trên 500 doanh nghiệp tham gia với gần 3.000 chương trình khuyến mại, tổng giá trị khuyến mại đạt trên 7.200 tỉ đồng. Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” với sự tham gia của 90 doanh nghiệp được tổ chức tại các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Đà Bắc, Lạc Thủy luôn thu hút đông đảo người dân địa phương đến tham quan, mua sắm. Sở Công thương đã tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm với nhiều ngành hàng đa dạng, phong phú gồm các mặt hàng truyền thống địa phương, đồ may mặc, gia dụng, sành sứ, đồ gỗ nội thất… nhằm quảng bá, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với hơn 40 hội chợ, triển lãm được tổ chức đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, mua sắm, đem lại doanh thu gần 60 tỉ đồng.

 

Mặc dù vậy, có thể thấy rằng, công tác tuyên truyền về tiêu thụ hàng nội mạnh đến đâu thì cuối cùng, yếu tố quan trọng vẫn là chất lượng, giá trị sử dụng hàng hóa đó như thế nào. Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tràn ngập thị trường khiến người tiêu dùng giảm lòng tin với hàng Việt thì khi doanh nghiệp quan tâm đến khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý sẽ góp phần đáng kể làm thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người. Thực tế đã chứng minh, nhiều hàng hóa mang thương hiệu Việt đã, đang được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng như các sản phẩm bột giặt, hàng may mặc, đồ gia dụng, lương thực thực phẩm, đồ gỗ nội thất, các mặt hàng nhu yếu phẩm…

 

Đối với tỉnh ta, một số sản phẩm do doanh nghiệp địa phương sản xuất cũng từng bước tạo dựng được niềm tin, chỗ đứng trên thị trường như cam Cao Phong, măng Kim Bôi, chè Shan tuyết Mai Châu… Công ty măng Kim Bôi được thành lập từ năm 2003, có trụ sở tại xã Thanh Nông (Lạc Thủy) sản xuất các sản phẩm chủ yếu là măng tươi đóng gói được hút chân không vô trùng tuyệt đối, măng khô đã được xử lý (măng khô nấu ngay) tiết kiệm thời gian và chi phí ngâm, luộc măng khô... được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và khen ngợi. Ngoài ra còn các sản phẩm khác như: ớt muối, sung muối, dưa chuột muối, măng muối, măng chua dân tộc Mường, hạt dổi và các đặc sản khác của núi rừng. Công ty đã thành công trong áp dụng công nghệ bảo quản măng của Mỹ và Đài Loan vừa an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm, vừa giảm chi phí bảo quản, bảo vệ tốt môi trường. Sản phẩm của Công ty không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn đáp ứng được những đơn hàng khó tính từ Đức, Tiệp, Nga, Úc, Đài Loan, Mỹ và Nhật. Các năng lực cạnh tranh của công ty cũng không ngừng được cải tiến nhằm làm chủ thị trường Việt Nam và hướng tới thị trường Bắc Á, châu Âu, châu Mỹ. Từ cơ sở sản xuất ban đầu với diện tích chỉ hơn 300 m2, máy móc thiếu và rất nhiều khó khăn, đến nay, Công ty đã dần lớn mạnh, xây dựng thêm nhà máy với diện tích trên 2 ha và trở thành công ty sản xuất măng có quy mô và trình độ kỹ thuật lớn nhất Việt Nam. Được thành lập năm 2005, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền (TPHB) có ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như cây ăn quả, cây lâm nghiệp, giống chè Shan tuyết và chế biến chè xanh. Địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng cao, sâu, xa, Công ty đã trở nên thân thuộc với bà con người Mông xã Pà Cò (Mai Châu), người Tày ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc, người Mường ở các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn… Công ty đã đầu tư dây chuyền, công nghệ chế biến chè Shan tuyết, đặt chi nhánh tại xã Pà Cò. Mỗi năm, Công ty tiêu thụ gần 200 tấn búp chè tươi, chế biến sản phẩm trà sạch, có chất lượng, hương thơm, vị đậm tự nhiên. Mẫu mã được thiết kế đẹp, thuận tiện cho khách mua làm quà các dịp lễ, tết, các sự kiện. Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định thương hiệu chè Shan tuyết Hòa Bình. Năm 2010, Công ty đã được Thủ tướng Chính phủ tặng giải cạc chất lượng quốc gia và Ủy ban Dân tộc tặng giải thưởng vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số.

 

Như vậy, có thể nói, vai trò của doanh nghiệp, chất lượng, mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp đưa ra thị trường rất có ý nghĩa đối với việc thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm nội địa, làm thay đổi thói quen tiêu dùng. Qua các hội chợ, triển lãm, doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu khả năng tiêu dùng của người dân nông thôn để thay đổi phương thức sản xuất, tổ chức các hình thức phân phối phù hợp. Còn người tiêu dùng nông thôn được tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất với giá cả phù hợp, qua đó có sự so sánh, lựa chọn giữa hàng Việt và hàng ngoại không rõ nguồn gốc, tạo tâm lý thích dùng hàng Việt. Vấn đề cần quan tâm là mạng lưới phân phối hàng đến vùng sâu, xa còn hạn chế, người dân nông thôn rất ít được tiếp cận thông tin và sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao. Cùng với việc các doanh nghiệp cần nghiên cứu sản xuất những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng, đồng thời, mở rộng mạng lưới bán hàng để thường xuyên đưa hàng Việt đến bà con vùng sâu, xa, dần làm thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm hàng hóa thương hiệu Việt của người tiêu dùng.

 

 

                                                                                      Thu Hà

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục