Đường lên Độc Lập (Kỳ Sơn).

Đường lên Độc Lập (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm chúng tôi mới có dịp trở lại Độc Lập (Kỳ Sơn). Lần trước lên vào mùa mưa, chúng tôi ngược dốc cầu Trắng (phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) lên. Con đường chỉ 8 km mà phải đi mất 1 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Lần này, con đường từ cầu Trắng lên đã được trải nhựa chỉ mất chừng 20 phút đồng hồ lên đến tận trung tâm xã. Đồng chí Nguyễn Hữu Thỉnh, Phó chủ tịch UBND xã hồ hởi: Từ ngày con đường được rải nhựa đi lại đỡ vất vả hơn nhiều! Ngày trước, vào mùa mưa, muốn đi từ thành phố hoặc từ huyện lên toàn phải đi lối Kim Bôi xa hơn 40 km.

 

Giờ Nhà nước làm đường cho nên việc đi lại dễ dàng. Có đường, mọi hàng hóa của bà con đều bán dễ dàng từ mớ rau, củ măng, con lợn, con gà chỉ đi một tí xuống đến thành phố. Từ ngày có đường, tư thương không còn ép giá bà con nữa. Họ không mua, bà con mang xuống thành phố hoặc người khác lên mua nên bà con phấn khởi lắm. Đồng chí Thỉnh cho biết: Từ ngày có đường, bộ mặt nông thôn ở Độc Lập thay đổi nhiều. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con đường liên xã. Đường liên xóm hầu như chưa được làm bê tông. Việc làm đường liên xóm cũng phụ thuộc vào Nhà nước. Mấy năm nay, cả xã không làm được đoạn đường giao thông nông thôn nào vì nhân dân không có tiền đóng góp. Biết là Nhà nước hỗ trợ xi măng nhưng còn công, sỏi, cát. Tập quán miền núi dân sống thưa thớt nên việc đóng góp khá lớn. Nhiều hộ không thể đóng góp được.

 

Đồng chí Thỉnh cho biết: Để xây dựng NTM thì Độc Lập còn nhiều tiêu chí chưa đạt lắm! Đến nay, xã mới chỉ có 3 tiêu chí đạt là Điện, an ninh trật tự và quy hoạch. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 35%. Để xây dựng NTM, Nghị quyết của Đảng ủy xã xác định căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, quy hoạch để chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo, tổ chức lại hình thức sản xuất, quy hoạch các vùng đất cho công nghiệp, dịch vụ, chăn nuôi tập trung theo kiểu trang trại vừa và nhỏ. Thành lập HTX kinh doanh tổng hợp bao gồm: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sản xuất và đời sống, củng cố các tổ dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản, sửa chữa điện, cơ khí để làm dịch vụ thuận tiện, hiệu quả theo yêu cầu của người dân. Tổ chức các chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của các HTX, nông dân (hoặc trang trại) với doanh nghiệp, nhà khoa học trong sản xuất chế biến nông sản, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đào tạo lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất.Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện tiếp cận, được vay từ các nguồn vốn ưu đãi để tổ chức đầu tư sản xuất. Mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT sản xuất cho người dân. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân phù hợp với nhu cầu của nông dân, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức sản xuất cho các cán bộ HTX và các chủ trang trại.

 

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội tập trung xây dựng chuẩn hoá 3 trường (mầm non, tiểu học và THCS),  đào tạo, bồi dưỡng bổ sung giáo viên đủ, đạt chuẩn. Vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục vào học THPT và các loại hình học khác. Cải thiện môi trường bằng biện pháp nâng cao tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh, tăng cường hình thức tổ chức hoạt động thu gom xử lý chất thải, tiêu và thoát nước, quản lý nghĩa trang, trồng cây xanh, tổ chức vệ sinh thôn, xóm, bố trí các khu trang trại chăn nuôi, chuồng trại, hố xí đúng quy cách và hợp vệ sinh. Tổ chức xây dựng mạng lưới y tế thôn, bản đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Xây dựng nền văn hoá phát triển văn minh, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, bảo tồn, gìn giữ và phát huy được ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, phong tục, tập quán đặc trưng của dân tộc. Sử dụng, hoạt động có hiệu quả của  nhà văn hoá thôn, bản. Khai thác tiềm năng du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Rà soát xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng NTM đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP và xây dựng NTM nói riêng. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền các đoàn thể từ xã đến các thôn xóm. Sớm hoàn thành các tiêu chí NTM đến năm 2020.

 

 

                                                                            Việt Lâm

 

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục