Công ty CP Xi măng X18 (Yên Thủy) hiện còn nợ BHXH 13 tháng với số tiền gần 2,9 tỉ đồng.

Công ty CP Xi măng X18 (Yên Thủy) hiện còn nợ BHXH 13 tháng với số tiền gần 2,9 tỉ đồng.

(HBĐT) - Đầu năm 2013, BHXH tỉnh đã khởi kiện ra tòa án 5 đơn vị có số tiền nợ đọng tiền BHXH lớn và kéo dài là: Công ty CP Someco Sông Đà tại Hòa Bình, Công ty Someco Sông Đà tại Quảng Ninh, Công ty In tổng hợp Hòa Bình, Cty TNHH Hà Giang Hòa Bình và Cty TNHH Ngọc Thảo (Lương Sơn). Việc khởi kiện các doanh nghiệp trên cho thấy tình trạng nợ đọng, chây ỳ BHXH trên địa bàn tỉnh đã trở thành vấn đề nóng bởi đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có tới 469 đơn vị nợ BHXH bắt buộc từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 58 tỉ đồng (tính đến ngày 30/4/2013).

 

Theo BHXH tỉnh, tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nợ BHXH tăng trên cả 2 tiêu chí, đó là số tiền và thời gian nợ. Năm 2010, số nợ 14,04/510,16 tỷ đồng (số phải thu), chiếm 2,75%; trong đó, nợ BHXH 13,6 tỷ đồng. Năm 2011, số nợ 35,78/658,198 tỷ đồng, chiếm 5,43% số phải thu. Trong đó, nợ BHXH 29,92 tỷ đồng. Năm 2012, số nợ 55,427/ 934,33 tỷ đồng, chiếm 5,93% số phải thu; trong đó, nợ BHXH 51,11 tỷ đồng. Năm 2013, tính đến tháng 4, tổng số tiền các đơn vị trên địa bàn tỉnh nợ BHXH 110.841 triệu đồng. Trong đó, nợ BHXH 74.152 triệu đồng, nợ BHTN 2.858 triệu đồng, nợ BHYT 33.831 triệu đồng.

 

469 đơn vị nợ BHXH bắt buộc từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền 58.114.047.473 đồng, tập trung ở các huyện: Lương Sơn 6.733.264.226 đồng, Yên Thủy 3.515.417.726 đồng và TPHB 8.161.997.146 đồng. Trong đó, chiếm trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Điển hình của tình trạng chây ỳ là Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo (Lương Sơn) nợ 43 tháng với số tiền trên 529 triệu đồng, tính cả tiền phạt chậm đóng, số tiền lên tới 677.567.868 đồng; Công ty TNHH Tập đoàn An Thái nợ 25 tháng với số tiền trên 701 triệu đồng; Công ty TNHH Xi măng Lương Sơn nợ 8 tháng, số tiền hơn 910 triệu đồng; Công ty CP Xi măng X18 Yên Thủy nợ 13 tháng, số tiền gần 2,9 tỷ đồng; Công ty CP Someco Hòa Bình nợ 31 tháng, số tiền nợ 6.414.537.316 đồng... Ngoài ra còn hàng chục đơn vị, doanh nghiệp hiện đang nợ BHXH trên 1 tỷ đồng. Không chỉ có các doanh nghiệp mà không ít cơ quan hành chính sự nghiệp như UBND xã, trạm y tế xã, phòng VH-TT... cũng nợ BHXH từ 4 - 5 tháng, mặc dù đây là các đối tượng đóng BHXH do nguồn ngân sách bảo đảm. Số tiền nợ tuy không nhiều nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu BHXH của toàn tỉnh.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nợ BHXH trên địa bàn  là do tỉnh ta là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại khó khăn, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nhận thức của người dân về Luật BHXH, BHYT còn hạn chế. Ngân sách địa phương chủ yếu là do ngân sách T.Ư cấp, do đó, tiền đóng BHYT cho các đối tượng thụ hưởng từ  NSNN luôn bị chậm theo hàng tháng, quý. Các doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, SX-KD trên lĩnh vực XDCB và sản xuất vật liệu xây dựng, do đó bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp hàng hóa bị tồn đọng lớn, không có thị trường tiêu thụ dẫn đến sản xuất đình trệ, người lao động không có việc làm.

 

Tuy nhiên,  bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng, chây ỳ BHXH còn do tác động của cơ chế chính sách. Đó là quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT chưa đủ mạnh để răn đe những hành vi vi phạm pháp luật; cơ quan BHXH không có chức năng xử phạt; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT để tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT ở các đơn vị DN chưa thường xuyên, liên tục, chưa kiên quyết trong việc ra quyết định xử phạt đối với DN vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. Lãi suất phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thấp hơn lãi suất doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng nên doanh nghiệp, nhất là chủ hộ kinh doanh lợi dụng số tiền đóng BHXH, BHYT để làm vốn kinh doanh. Bên cạnh đó còn một  nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành Luật BHXH, BHYT, ý thức chăm lo đến quyền lợi chính đáng cho người lao động của đơn vị sử dụng lao động chưa được coi trọng, thậm chí cố tình vi phạm.

 

Trước thực trạng đó, BHXH tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 29/8/2012 “Về tăng cường quản lý và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN”. Đồng thời, thường xuyên báo cáo và tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị sử dụng lao động. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan chức năng tập trung đôn đốc nhằm giảm tình trạng nợ đọng bảo hiểm. Kiểm tra, xử lý nghiêm theo pháp luật những đơn vị cố tình chây ỳ, trốn đóng BHXH, BHYT . Đồng thời, khởi kiện những đơn vị nợ đọng lớn với thời gian kéo dài ra tòa án các cấp. Hy vọng, với những biện pháp đồng bộ, cương quyết, những tồn tại, vướng mắc về BHXH sẽ được giải quyết dứt điểm để Luật BHXH, BHYT được chấp hành nghiêm túc, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục