Ngoài vụ lúa, nông dân xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đa dạng các loại cây trồng như bí đỏ, mướp đắng, dưa bao tử  trên diện tích cách đồng mẫu nâng cao giá trị thu nhập.

Ngoài vụ lúa, nông dân xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đa dạng các loại cây trồng như bí đỏ, mướp đắng, dưa bao tử trên diện tích cách đồng mẫu nâng cao giá trị thu nhập.

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn nằm trong quy hoạch vùng động lực của tỉnh, những năm qua, cùng với tập trung phát triển mạnh về lĩnh vực CN-TTCN, huyện chú trọng phát triển nông nhiệp theo hướng tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

 

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện triển khai thực hiện đề án xây dựng cánh đồng mẫu. Thành công bước đầu của đề án đã tạo niềm tin tưởng trong người dân về tương lai phát triển nông nghiệp của huyện. Đi trên cánh đồng mẫu trong những ngày đầu xuân mới, đâu đâu cũng gặp nụ cười, ánh mắt tràn đầy niềm vui, phấn khởi của người nông dân.  

Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện được triển khai bắt đầu từ vụ xuân năm 2014 với hình thức “cánh đồng lớn, trong đó có nhiều nông dân nhỏ”. Đây là hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất hiện nay. Theo đó, hình thành nhóm hộ sản xuất cùng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý đồng ruộng... tạo thành một chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn và có giá trị kinh tế cao. Đề án được thực hiện tại 3 xóm: Nút (xã Dân Hạ), Can 1 (xã Độc Lập) và Ngọc Xạ (xã Hợp Thành). Để triển khai thực hiện đề án, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng tỉnh, UBND xã Dân Hạ, Độc Lập, Hợp Thành chịu trách nhiệm quản lý, điều phối thực hiện kế hoạch dự án. Tại 3 xóm đã thành lập 3 tổ HTX. Công tác dồn điền - đổi thửa được thực hiện theo phương châm tự nguyện đăng ký, các hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu được tiếp cận với quy trình sản xuất lúa áp dụng KH-KT tiên tiến, nắm được kỹ thuật làm mạ khay, ghi chép nhật ký sản xuất, quản lý dịch hại trên cây lúa, sử dụng đúng thuốc BVTV giảm thiểu lượng thuốc lưu tồn trong nông sản... Trong vụ xuân 2014, đã có 243 hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình gồm: 138 hộ tại xóm Nút, 56 hộ xóm Can 1 và 49 hộ xóm Ngọc Xạ, tổng diện tích 23,34 ha. Quá trình triển khai thực hiện, tổ công tác và HTX họp dân lấy ý kiến về nhu cầu loại giống và phân bón, trực tiếp tham gia trong quá trình giao dịch, kiểm tra giá, thảo luận các nội dung và điều khoản trước khi ký hợp đồng. Từ sự minh bạch trong quản lý, nâng cao năng lực cho người dân, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của đề án, người dân rất phấn khởi, nhiệt tình và có trách nhiệm thực hiện đề án. Đồng chí Nguyễn Minh Hồi, Chủ tịch UBND xã Độc Lập cho biết: Việc tham gia mô hình cánh đồng mẫu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con, bà con được hướng dẫn, trang bị kiến thức kỹ thuật, năng suất lúa cao hơn hẳn, đạt bình quân 72 tạ/ha, có thửa đạt đến 90 tạ/ha, trong khi năng suất lúa bình thường chỉ đạt từ 50 -55 tạ/ha. 

Qua đánh giá bước đầu, mô hình cánh đồng mẫu tại các xóm đều mang lại hiệu quả thiết thực. Năng suất lúa tăng lên, giảm chi phí về giống, giảm diện tích đất làm mạ trung bình 6,4 triệu đồng/ha/vụ (tương đương 149,37 triệu đồng/23,34 ha/vụ/3 tổ HTX). Đồng thời tăng thu nhập cho các tổ HTX từ 1,7 triệu đồng lên 5,96 triệu đồng/ người/tháng. Bên cạnh đó thực hiện cánh đồng mẫu góp phần giảm chi phí đầu vào và đem lại lợi nhuận tăng thêm so với ngoài mô hình từ 10 - 13 triệu đồng/ha/vụ, tăng thu nhập cao hơn phương thức sản xuất cũ từ 2 - 3 lần. Ngoài hiệu quả kinh tế, thông qua thực hiện cánh đồng mẫu với mối liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân) đã tạo nhận thức và niềm tin của người nông dân trong việc cần và áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, sử dụng thuốc BVTV trên cây lúa tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm chất lượng sản phẩm. 

Từ kết quả vụ đầu, đến vụ mùa năm 2014, mô hình cánh đồng mẫu tiếp tục được nhân rộng trên diện tích 40 ha với sự tham gia của 4 xã Hợp Thành, Dân Hạ, Độc Lập và Phú Minh. Dự kiến đến năm 2016, toàn huyện Kỳ Sơn sẽ có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu được sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu. Cùng với mô hình cánh đồng mẫu trên cây lúa, huyện tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp như: trồng khoai tây chíp ở xã Dân Hạ và Mông Hóa, trồng ớt và cây có múi tại xã Hợp Thịnh, trồng rau an toàn tại xã Hợp Thành, khảo nghiệm 3 giống lúa TH3 -5, HDT8, Thanh Hoa ưu 1 vụ tại xã Hợp Thành và Mông Hóa, trồng hoa ly tại xã Hợp Thành, nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Mông Hóa... 

“Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống để từng bước hướng tới một nền sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững hơn. Chính sự chuyển biến đó đã tạo sự đột phá cho sản xuất nông nghiệp, tạo nên thành công bước đầu của mô hình cánh đồng mẫu” - đồng chí Bùi Đăng Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn khẳng định. Đó cũng chính là nền tảng, then chốt để nông nghiệp Kỳ Sơn phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, mang lại màu xanh no ấm cho người nông dân.

 

                                                                                Vũ Hà

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục