Tại buổi giao dịch xã Độc Lập (Kỳ Sơn), các tổ tiết kiệm và vay vốn nộp lãi đạt trên 90% lãi phải thu.

Tại buổi giao dịch xã Độc Lập (Kỳ Sơn), các tổ tiết kiệm và vay vốn nộp lãi đạt trên 90% lãi phải thu.

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân huyện Kỳ Sơn có thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

 

Một ngày cuối năm, cùng với cán bộ tín dụng chúng tôi ngược dốc từ Dân Hạ lên xã vùng cao Độc Lập đúng ngày giao dịch của NHCSXH. Không khí tại điểm giao dịch diễn ra khẩn trương, sôi động làm cho thời tiết dường như bớt lạnh hơn. Các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) lo việc nộp lãi cho các tổ viên. Phiên giao dịch cuối năm diễn ra suôn sẻ, tỷ lệ lãi phải thu đạt trên 90%. Sau phần giao dịch, cán bộ NHCSXH cùng với lãnh đạo xã và các tổ chức nhận uỷ thác, các tổ TK&VV tổ chức họp giao ban định kỳ đánh giá lại những kết quả đã đạt được trong năm và đề ra những giải pháp hoạt động hiệu quả cho năm tới.  

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Yên, xóm Nội. Gia đình chị có 4 khẩu, trước đây là hộ nghèo của xã. Năm 2011, gia đình chị được vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo mua 2 con bò. Nhờ chăm chỉ làm ăn, năm 2013, gia đình chị đã thoát nghèo và trả hết nợ. Mới đây, gia đình chị vừa được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo mua thêm 2 con bò. Đến nay, đàn bò phát triển lên 9 con.  

Theo ông Nguyễn Minh Dịn, cán bộ chuyên trách ban xoá đói - giảm nghèo xã, Độc Lập là xã khó khăn của huyện, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã chiếm trên 50%. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần không nhỏ trong xóa đói - giảm nghèo ở xã, giúp người dân ổn định cuộc sống. Xã có 9 tổ TK&VV thực hiện 8 chương trình tín dụng ưu đãi với 379 khách hàng còn dư nợ tổng vốn trên 10 tỉ đồng. Hàng năm, UBND xã đều phối hợp với các tổ chức, đoàn thể rà soát các hộ nằm trong diện được vay để lập danh sách đề nghị NHCSXH huyện cho vay. Việc xét duyệt các tiêu chuẩn vay vốn được công khai, minh bạch, góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất trong từng tổ cũng như tăng cường trách nhiệm giữa các thành viên. Trong hoạt động ủy thác, các tổ TK&VV luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Tổ trưởng cùng các thành viên đều có trách nhiệm theo dõi, giám sát các thành viên khác trong sử dụng vốn. Trước ngày đến hạn, cán bộ tổ đến từng hộ đôn đốc nhắc nhở, nắm bắt tình hình. Nếu có khó khăn đột xuất không trả đúng hạn sẽ cùng phối hợp với ngân hàng có biện pháp giúp đỡ, giải quyết kịp thời. Các tổ còn tư vấn, hướng dẫn các hộ gia đình cách làm ăn hiệu quả.  

Đến nay, phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Sơn thực hiện 11 chương trình tín dụng ưu đãi, chủ yếu ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể, thành lập được 141 tổ TK&VV với tổng dư nợ đạt 107.058 triệu đồng với 5.568 khách hàng còn dư nợ, tổ chức được 10 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Trong đó, dư nợ chương trình SXKD cao nhất đạt gần 39 tỉ đồng. Quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được chia thành 9 công đoạn, trong đó, NHCSXH trực tiếp thực hiện 3 công đoạn là giải ngân, thu nợ và hạch toán kế toán, 6 công đoạn còn lại do các tổ chức hội thực hiện. Đơn vị đã quản lý tốt nguồn vốn cho vay các chương trình và sử dụng đúng mục đích, bảo đảm việc thu hồi vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,35%.  

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn chính sách, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho biết: 11 năm qua, nguồn vốn của NHCSXH đã giúp cho gần 3.000 lượt hộ thoát nghèo, 1.784 hộ tại vùng khó khăn có vốn SXKD cải thiện cuộc sống, 1.523 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập; xây dựng được 3.366 công trình nước sạch - vệ sinh môi trường, giúp cho 206 hộ xoá được nhà tạm. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã góp phần nâng thu nhập bình quân trên địa bàn đạt trên 28 triệu đồng/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,62%; góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn.  

Với những người nghèo, nguồn vốn chính sách chính là người bạn đồng hành đem đến những mùa xuân ấm áp và no đủ.

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác


Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục