Vườn thuốc của chị Nguyễn Thị Ngần cho thu nhập ổn định.

Vườn thuốc của chị Nguyễn Thị Ngần cho thu nhập ổn định.

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cây thuốc nam ngày càng có giá trị trong điều trị y học, nhất là những bệnh nan y. Từ đó, nhiều hộ gia đình ở xã Cao Dương (Lương Sơn) chuyển đổi những cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc nam. Và không ít hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu từ trồng cây thuốc nam.

 

Vào những ngày cuối năm thường là vụ thu hoạch cây thuốc nam nên nhiều hộ gia đình ở xóm Om Làng, Cao Dương (Lương Sơn) tất bật. Bà Nguyễn Thị Chiểu cho biết: Năm nay, tôi thu được khoảng 20 triệu đồng từ vườn thuốc nam. Gia đình bà đã cải tạo vườn tạp trồng giảo cổ lam, cỏ ngọt, xạ đen… Sau 3 năm, các loài cây này đã cho thu nhập. Giá giảo cổ lam bán được 50.000 đồng/1kg, xạ đen 30.000 đồng/1kg…, có bao nhiêu tư thương mua hết bấy nhiêu.

 

Cũng giống như nhà bà Chiểu, nhiều đình khác ở xóm Om Làng bắt đầu chuyển sang trồng cây dược liệu. Nhiều hộ có thể tận dụng được những diện tích trong vườn trồng xen dược liệu mà không ảnh hưởng đến cây trồng chính. Từ cây dược liệu, nhiều hộ đã xóa đói, làm giàu được được. Theo chị Nguyễn Thị Ngần, chi hội trưởng phụ nữ xóm Om Làng, 134 hộ dân của thôn đều tham gia trồng cây thuốc nam. Có gia đình thu được 30 triệu đồng một năm. Đây là khoản thu đều đặn để chi tiêu hàng ngày trong gia đình. Trước đây, cứ sau khi thu hoạch lúa mùa xong, nhiều người ở xóm Om Làng phải đi nơi khác làm thuê, làm mướn. Từ khi các hội viên tham cải tạo vườn tạp để chuyển sang trồng dược liệu, chị em không phải đi nơi khác làm thuê nữa. Hiện tại, chi hội đang vận động hội viên chuyển đổi những chân ruộng bị hạn hán sang trồng cây xạ đen và đơn đỏ. Hiệu quả kinh tế của trồng cây thuốc cao gấp 4-5 lần so với đất lúa.  

 

Trước đây, mấy chục ha đất của thôn Cao Đường bà con để cho lau sậy mọc, nhiều nhà cũng trồng ngô, trồng mía nhưng hiệu quả kém đã được bà con chuyển sang trồng thảo dược. Cây thảo dược được giá, đầu ra lại ổn định nên đời sống của bà con đã có những chuyển biến tích cực. Có tiền thu ổn định, nhiều gia đình mua được tivi, có tiền mua sách vở cho con và sửa sang nhà cửa. Chị Nguyễn Thị Khai, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cao Dương cho biết: Trong mấy năm gần đây, cây dược liệu được nhiều người thu mua để điều trị bệnh nên trồng không lo đầu ra. Hơn nữa, bà con không mất nhiều thời gian chăm sóc như các cây trồng khác. Đến nay, hầu hết 11 xóm của các hộ đều trồng cây dược liệu. Hội Phụ nữ xã cũng đã và đang xây dựng mô hình trồng dược liệu. Trước mùa vụ, Hội kết hợp với trạm KNKL mở các lớp tập huấn về khoa học kĩ thuật, giúp các hội viên hiểu rõ quy trình kỹ thuật chăm sóc cây dược liệu cho nhiều hộ nông dân.

                                                                                     

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục