Nhân dân xã Yên Nghiệp chuyển diện tích kém hiệu quả sang trồng mía tím có hiệu quả.

Nhân dân xã Yên Nghiệp chuyển diện tích kém hiệu quả sang trồng mía tím có hiệu quả.

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cho biết: Xã có 16 xóm, 1.250 hộ với gần 6.300 người. Mấy năm nay, Yên Nghiệp được đầu tư hạ tầng, nhất là giao thông thủy lợi đã góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện cuộc sống người dân. Xã đã chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím và một số cây rau, màu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Hiện nay, xã giữ ổn định diện tích lúa 206 ha, trong đó vụ chiêm 156 ha. Mía tím và bí xanh là 2 loại cây có hiệu quả khá cao. Toàn xã có 200 ha mía tím, tính ra thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều lần trồng lúa. Riêng bí xanh cả xã có hơn 20 ha, có thể trồng 3 vụ/năm, giá dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/kg đem lại nguồn thu không nhỏ. Cùng với trồng rừng, chăn nuôi được duy trì ổn định góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 11,9%, thu nhập bình quân đạt 19 triệu đồng (năm 2015).

 

Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn; dân số 14 vạn người. Nhiều năm qua, công tác xóa đói - giảm nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm, tổ chức thực hiện hiệu quả. Công tác này được ưu tiên nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư và xã hội.  Các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo được xây dựng và  thực hiện gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH; lồng ghép với các chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững... Thông qua các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng KT-XH huyện Lạc Sơn từng bước được đầu tư và phát huy hiệu quả, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt là các chương trình, dự án phát triển KT-XH như: Chương trình 134, 135; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách dân tộc khác được thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số...  Nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống với các điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện như các xã: Vũ Lâm, Liên Vũ, Xuất Hóa, thi trấn Vụ Bản, ân Nghĩa. KT-XH các xã vùng cao như Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Quý Hòa, Miền Đồi... đổi thay trông thấy, đa số hộ nghèo đã cơ bản được xóa nhà tạm. Thông qua thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về xóa đói, giảm nghèo, tới nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 27,86%, bình quân giảm 4%/năm, bình quân thu nhập đạt 19 triệu đồng/người/năm.

 

 

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục