Nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) đóng góp ngày công kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) đóng góp ngày công kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được xem là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Chương trình và phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng NTM” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo động lực để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Với 31 xã về đích NTM, tỉnh ta được đánh giá đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc về thành tích này.

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền  

Xóm Sung 2 được xã Địch Giáo (Tân Lạc) chọn làm điểm về xây dựng NTM. Ban phát triển xóm đã phối hợp với các chi hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công, tiền mặt để xây dựng các công trình phúc lợi. 5 năm qua, người dân trong xóm đã hiến  11.500 m2 đất các loại để làm đường nội đồng, nhà văn hoá xóm..., huy động được 820 công và 230 triệu đồng. Đồng chí Bùi Văn Kiêm, Bí thư chi bộ xóm Sung 2 chia sẻ: Nhà nước chủ trương xây dựng NTM là vì muốn cuộc sống của người dân được tốt hơn. Vậy nên chúng tôi góp chút ít tiền bạc, công sức  hay đất đai xây dựng NTM là vì lợi ích chung mà người dân được hưởng lợi.  

Dường như đó cũng là suy nghĩ của không ít người dân Tân Lạc khi nhận ra, cùng nhau xây dựng NTM là để làm mới, làm đẹp cho chính mình. Bởi khi những con đường đất nhỏ hẹp nắng bụi, mưa bùn được bê tông xi măng; các mô hình sản xuất hiệu quả được hình thành; cơ sở vật chất văn hóa đầy đủ... thì cuộc sống của họ cũng no đủ hơn, vui khỏe hơn. 

Công tác tuyên truyền, vận động đã tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho người dân hiểu được vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình CNH-HĐH, đặc biệt giúp người dân hiểu rõ lợi ích của Chương trình xây dựng NTM, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo trong nhân dân. Sự thay đổi về nhận thức đã kéo theo hành động cụ thể: Người dân tích cực góp công, góp của để xây dựng NTM. Nhiều người hiến cả trăm m2 đất hay dỡ bỏ tường rào, chặt cả vườn cây ăn quả để mở đường rộng hơn, thẳng hơn. 

Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhìn nhận: Từ công tác tuyên truyền thực hiện phong trào, trong 5 năm (2011 - 2015), toàn tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp được trên 1.719 tỷ đồng, trong đó đã huy động  1.791.800 ngày công lao động; nhân dân hiến 188,79 ha đất; ngoài ra, người dân còn đóng góp bằng tiền, vật liệu, máy móc, cải tạo nhà ở, vườn tạp... Tiêu biểu như huyện Tân Lạc đã vận động được 7.121 hộ dân hiến 19,8 ha đất để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng. Hộ ông Bùi Văn Quyết, thôn Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) hiến 149,5 m2 đất thổ cư, 1.600 m2 đất rừng, 9m tường rào, các loại cây ăn quả lâu năm để làm công trình điện và đường giao thông nông thôn. Hộ ông Quách Văn Khón, xóm Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) hiến 1.500 m2 đất thổ cư để làm đường giao thông nông thôn, trị giá 230 triệu đồng…  

Thành quả của sự đồng lòng  

Đây là chương trình tổng thể cả về KT-XH, QP-AN. Thực chất, chương trình giúp người nông dân được thụ hưởng nên đã tạo sự đồng thuận cao, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đội ngũ cán bộ cơ sở có trách nhiệm hơn, gần gũi và gắn bó với người dân... Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hàng năm, thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng thêm khoảng 2,5 triệu đồng/ người. Năm 2015 đạt bình quân 18,2 triệu đồng/người (tăng 1,67 lần so với năm 2011). Đến nay, 89/191 xã đạt tiêu chí thu nhập, tăng 67 xã so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm khoảng 4,79%/năm; năm 2015 còn 15%, giảm 22,7% so với năm 2011. Đến nay, đã có 81/191 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 51 xã so với năm 2011.

Nhìn lại chặng đường 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh ta đã gặt hái nhiều thành quả nổi bật. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình đạt 9.773,68 tỷ đồng, trong đó 8.084,2 tỷ đồng để “làm mới” diện mạo nông thôn, đã có 31 xã cán đích NTM. Đến cuối năm 2015, sẽ có thêm 34 xã vùng khó khăn đạt thêm từ 8 tiêu chí trở lên trong giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Kết quả này theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Nguyễn Văn Dũng chính là nhờ sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đó là động lực để chúng ta tiếp tục thực hiện chương trình ý nghĩa này trong giai đoạn tiếp theo.

 

                                                                Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục