(HBĐT) - Huyện Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ Mường Bi, "cái nôi” của nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Mảnh đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng tạo nên những điểm nhấn thu hút du khách gần, xa đến với vùng đất cổ, mang lại diện mạo mới cho du lịch của huyện.


Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Huyện đã xây dựng Đề án phát triển du lịch, ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch các khu, điểm du lịch tổng thể và chi tiết gắn với quy hoạch du lịch của tỉnh, quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch.

Trên địa bàn huyện có nhiều thắng cảnh đẹp như: động Mường Chiềng, động Thác Bờ, động Hoa Tiên, thác Trăng, hang núi Kiến, vịnh Ngòi Hoa, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông… Những bản làng dân tộc còn lưu giữ đậm nét văn hóa truyền thống như làng Mường cổ xóm ải (xã Phong Phú), xóm Cú (xã Tử Nê), xóm Ngòi (Ngòi Hoa)… Nhiều lễ hội được tổ chức thu hút hàng vạn đến hàng chục vạn người tham dự như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (xã Phong Phú), lễ hội Chùa Kè (xã Phú Vinh), lễ hội truyền thống đánh cá suối tháng 3 (xã Lỗ Sơn)… Tất cả đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, được huyện tập trung đầu tư, khai thác nhằm phát huy hiệu quả giá trị, tiềm năng du lịch. Xây dựng những sản phẩm du lịch chủ yếu, đặc thù, đó là du lịch cộng đồng, nghỉ homestay tìm hiểu văn hóa bản làng dân tộc, thăm quan nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh.

Thác Trăng - xã Do Nhân (Tân Lạc) là thắng cảnh du lịch hấp dẫn du khách.

Xác định phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, huyện chú trọng dành nguồn lực từ ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn phát triển hạ tầng, tăng cường xã hội hóa, khuyến khích mọi nguồn lực đầu tư các loại hình du lịch. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư vào du lịch của huyện. Nhiều dự án quy mô lớn từng bước được triển khai, đang trong quá trình khảo sát, nghiên cứu xây dựng dự án như: 2 dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ rừng tại xã Phú Cường, 3 dự án nghỉ dưỡng chất lượng cao tại xã Ngòi Hoa…

Bên cạnh đó, huyện quan tâm xây dựng và mở rộng các sản phẩm du lịch tại địa phương, lựa chọn ngành, nghề truyền thống để bảo tồn và tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Nổi bật là làng nghề thủ công truyền thống của hợp tác xã Vọng Ngàn tại xóm Cóm - xã Đông Lai với sản phẩn thổ cẩm dân tộc Mường đã tạo được thương hiệu riêng, góp phần gìn giữ nghề truyền thống và phát triển du lịch vùng đất cổ.

Cùng với tập trung huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, huyện Tân Lạc quan tâm phát huy tốt giá trị văn hóa địa phương thông qua các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở, tạo không khí giao lưu cho du khách khi tham gia loại hình du lịch cộng đồng. Khôi phục lại các lễ hội truyền thống tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng. Bảo tồn, tôn tạo các xóm, làng nhằm giữ nét truyền thống, văn hóa Mường. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, các điểm du lịch trên địa bàn, từng bước đưa du lịch vùng đất cổ trở thành điểm đến quen thuộc của du khách. Từ đó, thúc đẩy phát triển du lịch huyện tương xứng với tiềm năng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Mang lại hiệu quả cao từ ngành công nghiệp không khói, đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH huyện. Năm 2017, toàn huyện đã đón trên 94.700 lượt khách, doanh thu đạt trên 10,9 tỉ đồng, tổng thu nhập từ du lịch đạt trên 19 tỉ đồng.

 


Hà Thu

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục