(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của tỉnh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, tháng 9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2295 về việc "Phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Tiếp đó, tháng 10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118 về việc "Triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Có nhiều luồng ý kiến xung quanh việc khôi phục chữ Mường, nhưng điều đáng mừng là "sức nặng” nghiêng về phía người ủng hộ.

 


Tân Lạc là một trong những địa phương đi đầu trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. ảnh: Lễ bố cáo trời đất được thể hiện trên nền những áng mo Mường tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Tân Lạc diễn ra vào trung tuần tháng 12/2017.

Mờ nhạt âm sắc tiếng Mường

Một điều dễ nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung, dân tộc Mường nói riêng thực sự có chiều sâu. Riêng với dân tộc Mường, bản sắc văn hóa được khôi phục trong 3 nhu cầu thiết yếu của con người: ăn, mặc, ở. Bằng chứng là ngày càng nhiều nhà hàng, khách sạn ở Hòa Bình chọn mâm "cỗ lá” của người Mường làm dịch vụ giới thiệu với thực khách muôn phương. Chị em dân tộc Mường luôn sắm sửa cho mình ít nhất một bộ áo váy truyền thống để trưng diện trong các dịp lễ hội hoặc khi có việc trọng đại

 

của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, cho dù được xây cất bằng chất liệu bê tông, cốt thép, nhưng ngày càng có nhiều ngôi nhà sàn (nhà ở truyền thống của người Mường) được dựng lên làm nhà ở, nhà văn hóa thôn, xã. Điều đáng suy nghĩ ở đây là ngôn ngữ Mường (tiếng Mường) đang đứng trước nguy cơ mai một. Tôi đã không khỏi chạnh lòng khi thấy những người mẹ trẻ ở những ngôi làng Mường dạy đứa con thơ bập bẹ tiếng nói đầu đời bằng tiếng Việt không tròn âm sắc. Tiếp xúc trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải uốn lưỡi, gằn âm để nói tiếng phổ thông (tiếng Việt) với con trẻ cho hợp xu thế.

ông Bùi Đức Bình, một người con của đất Mường Kim Bôi hiện đang cư trú ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bày tỏ nỗi buồn trong lần trở về thăm quê gần đây nhất. Bởi ông trò chuyện với các cháu nhỏ trong làng, trong họ bằng tiếng Mường, nhưng các cháu lại đối đáp với bác, ông bằng tiếng Việt có phần lơ lớ về âm sắc. ông Bình chia sẻ: Vợ chồng tôi xa quê đã mấy chục năm nay, sống ở thành phố nhưng vẫn dùng tiếng Mường để trao đổi với nhau hàng ngày và cũng không quên dạy cho các con biết nghe, nói tiếng dân tộc mình. Thế mà khi trở về quê hương lại thấy tiếng Mường "rơi rụng” thế này…!

Thấp thỏm đợi chờ bộ chữ Mường được ứng dụng

Bởi chung dòng ngôn ngữ Việt - Mường, 80% tiếng Mường có thể phiên âm ra tiếng Việt nên việc nhiều gia đình người Mường ở nơi tiếp giáp phố thị hay sống ở thị tứ… chuyển sang nói tiếng Việt cả khi giao tiếp trong gia đình cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi đã trở thành xu thế thì đó thực sự là chuyện cần được lưu tâm. Điều đáng mừng là sự lưu tâm đó đã được thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể: triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được giao chủ trì triển khai các nhiệm vụ xây dựng bộ gõ chữ Mường, biên soạn sách học tiếng Mường, biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt. Đề tài "Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy - học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện với mục tiêu xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường, góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Dự kiến, đề tài sẽ phục vụ đông đảo bà con dân tộc Mường, các dân tộc anh em trong tỉnh Hòa Bình.

Thực hiện lộ trình này, năm qua, công tác tuyên truyền về bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình được đẩy mạnh. Đã có hơn 200 tin, bài, ảnh, phóng sự tuyên truyền về bộ chữ dân tộc Mường được đăng tải trên Báo Hòa Bình. Việc sản xuất thêm phiên bản tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử đã tạo được hiệu ứng tốt khi thu hút được 30 vạn lượt người truy cập trong ngày, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống. Đài PT -TH tỉnh đã thực hiện được trên 140 tin, bài, phóng sự và 18 cuộc phỏng vấn về xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường. Thực hiện 318 chương trình phát thanh tiếng dân tộc Mường, 212 chương trình truyền hình tiếng dân tộc Mường… trên sóng phát thanh, truyền hình và Trang thông tin điện tử của Đài PT -TH tỉnh.

Hầu hết các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đã tuyên truyền trong CB,CC, VC và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về bộ chữ dân tộc Mường và chủ trương của tỉnh về dạy tiếng dân tộc Mường. Theo nguồn tin từ sở Khoa học và Công nghọ, đến nay, đề tài xây dựng bộ gõ chữ Mường đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu. Bộ gõ được cài đặt trên nền tảng windown 7, 8, 10, đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dùng. Tài liệu học tiếng Mường cơ sở cho người Mường Hòa Bình cũng đã hoàn thiện. Việc còn lại là đẩy nhanh tiến độ xây dựng bộ gõ chữ Mường, tài liệu học chữ Mường, tài liệu tiếng Mường cơ sở, tài liệu hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết và tài liệu đọc, hiểu tiếng Mường để đưa vào dạy thử nghiệm trong năm 2018 như dự kiến.

 

                                                                         Thúy Hằng


 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục