(HBĐT) - Rong ruổi trên con đường từ thị trấn Đà Bắc ngược lên các xã: Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng… không khó để bắt gặp những người phụ nữ dân tộc Tày trong bộ trang phục truyền thống. Đồng bào Tày chiếm tới 40,57% trong 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Trong nhịp sống hiện đại, văn hóa dân tộc Tày về trang phục, chữ viết, phong tục tập quán luôn "hòa nhập nhưng không hòa tan”, nổi bật là việc giữ gìn, phát huy nét đẹp trong bộ trang phục truyền thống.


 

Đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) biểu diễn văn nghệ trong trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.

 

Đồng bào Tày ở huyện Đà Bắc chiếm số đông là người Tày - Thái, một bộ phận là người Tày ở tỉnh khác di cư đến. Dù là người bản địa hay người từ nơi khác chuyển đến thì bộ trang phục của họ vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày.

Theo quan sát của chúng tôi, nam giới thường ít mặc trang phục truyền thống hơn nữ giới. Tuy vậy, trang phục nam với áo, quần, khăn chít đầu, khăn thắt lưng và đặc biệt là trang phục của thầy mo cũng có những nét đẹp riêng ẩn chứa trong từng chi tiết. Chiếc áo của nam thường dài đến ngang hông, cổ đứng cao chừng 3 cm, xẻ ngực và cài bằng khuy vải. Chất liệu làm từ vải bông tự dệt, nhuộm chàm hoặc chàm đen với tay áo may bó, ống tay áo hẹp. Trước kia, nam giới mặc áo cài khuy trên vai và bên sườn phải, để tóc dài búi sau gáy, ngày nay có chút thay đổi với vạt áo dọc ngực vì người con trai thường để tóc ngắn. Đi liền với áo là chiếc quần ống rộng và đứng, bằng vải mộc màu trắng hoặc xanh chàm. Khi mặc cạp buộc túm trước bụng, định vị bằng sợi dây vải, gọi là khăn thắt lưng có màu hoa thiên lý hoặc hồng nhạt. Tuy nhiên, nam giới thường chỉ sử dụng khăn thắt lưng khi đi lễ hội hoặc biểu diễn văn nghệ.

Khác với trang phục nam giới, trang phục nữ cầu kỳ hơn với 3 loại áo, gồm áo ngắn, áo ngắn sẻ ngực không cài khuy và áo dài; khăn đội đầu; yếm; váy và dây lưng lụa. Thưởng thức tiết mục múa "Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng biểu diễn với những sắc màu rực rỡ trên từng bộ trang phục, chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ cho biết: "Những bộ trang phục của phụ nữ Tày không chỉ đa dạng màu sắc mà còn thể hiện nét duyên dáng của phái đẹp trên từng chi tiết. Các thiếu nữ thường mặc những bộ đẹp nhất của mình trong dịp Tết, các ngày lễ hội truyền thống. Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ Tày vẫn sử dụng trang phục truyền thống như để tôn vinh vẻ đẹp của trang phục cũng như gìn giữ nét đẹp văn hóa riêng”.

Điểm nổi bật trong trang phục là áo ngắn tay may chật, cổ áo tròn, xẻ ngực từ cổ áo xuống đến cạp váy đính hai hàng khuy bạc hình đôi bướm hoặc hình đôi ve sầu. Áo ngắn thường bố trí khuy lẻ đôi như 5 đôi, 7 đôi, 9 đôi. Chất liệu bằng vải mỏng, áo được may bởi chính những đôi tay khéo léo của người phụ nữ Tày. Đi kèm với áo là chiếc yếm như một tấm áo ngắn không may tay, có màu hồng và đen, cổ yếm đính hạt kim sa. Chiếc váy màu đen tuyền hoặc xanh chàm, gồm 2 loại váy cạp thêu và váy cạp hoa chìm. Những chiếc khăn piêu đội đầu đủ loại họa tiết thể hiện đặc trưng văn hoá, đồng thời cũng thể hiện kỹ năng thêu thùa khéo léo, tinh tế của người phụ nữ Tày. Tô điểm thêm cho bộ trang phục là dây lưng lụa và những món đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, nhẫn vàng hoặc bạc.

Trang phục đặc trưng của dân tộc Tày được gìn giữ và phát huy như điểm tô cho bức tranh về bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Những nét đẹp truyền thống trong từng bộ trang phục đi liền với lịch sử hình thành và phát triển của đồng bào Tày cần được tiếp tục bảo tồn, phát huy, đem lại giá trị vĩnh cửu cho các thế hệ sau tiếp nối.

 

Thanh Sơn

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục