(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp về thăm một bản Mường xinh đẹp. Bao đời nay, bà con nơi đây luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc.


 

Từ khi được khôi phục, dệt vải đã trở thành công việc hàng ngày của chị em xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) trong thời gian nhàn rỗi.

 

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường, các bá, các mế, các chị ở xóm Cóm niềm nở chào đón. Cách đây hơn 10 năm, nghề dệt thổ cẩm ở xóm dần mai một, có nhà giỡ bỏ cả khung cửi để làm củi. Nhưng hiện nay, dệt vải trong thời gian nhàn rỗi đã trở thành công việc yêu thích và đem lại nguồn thu nhập cho nhiều chị em. Bà Bùi Thị Mỉa, người được coi như trưởng làng nghề xóm Cóm chia sẻ: Kể từ khi được hợp tác xã Vọng Ngàn hỗ trợ khôi phục, đến nay, xóm Cóm có khoảng 80 khung dệt, bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có sản phẩm để bán cho khách hàng.

Đem những sản phẩm do chị em trong xóm dệt nên bằng đôi tay khéo léo của mình, bà Mỉa cho hay: Xưa kia, trang phục của người Mường biểu thị rõ tầng lớp, giai cấp. Trong đó, những trang phục sặc sỡ được làm bằng chất liệu tơ tằm hoặc lụa, thêu hình rồng, hoa văn bắt mắt dành cho tầng lớp trên, đó là các lang, ậu. Còn những người những nông dân nghèo thì quần áo của họ chỉ nhuộm màu nâu đất, màu chàm, làm từ vải bông, hoa văn đơn giản. Để tạo ra những hoa văn đa dạng, đẹp mắt trên những cạp váy ở mỗi bản Mường phải có những người biết "đọn lồ”. "Đọn lồ” nghĩa là thiết kế, lập trình sẵn khuôn mẫu để dệt nên những hoa văn như mong muốn. Để làm được việc đó đòi hỏi sự khéo léo và được "thầy giỏi” truyền nghề. Thế nên, ở mỗi bản Mường dù không thiếu người biết dệt vải nhưng người biết "đọn lồ” thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thời gian để dệt nên những tấm vải thô, những cạp váy thổ cẩm đầy sắc màu không tính bằng ngày, bằng tháng mà nhanh nhất cũng phải mất một năm. Theo bà Bùi Thị Yến, xóm Cóm, để dệt được một tấm vải, những người phụ nữ Mường phải trải qua khoảng 20 công đoạn. Trước tiên là trồng bông, chăm sóc trong 6 tháng mới cho thu hoạch. Bông sau khi được hái về nhà phải trải qua chục công đoạn nữa mới se thành những sợi chỉ, rồi từ đó mới "đọn lồ” và mất khoảng nửa năm dệt vải chăm chỉ mới tạo thành cạp váy, chân váy như ý.

Bà Bùi Thị Mỉa cho biết thêm: "Hiện nay, dù phải chịu sự cạnh tranh với những sản phẩm thổ cẩm dệt bằng máy móc nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm thủ công vừa đẹp, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các hội chợ thương mại và các lễ hội dịp đầu năm mới. Dù chưa đem lại nguồn thu nhập cao nhưng công việc dệt vải cũng giúp chị em cải thiện cuộc sống”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh, chị em xóm Cóm đã tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới như túi xách, khăn quàng với hoa văn bắt mắt. Với tình yêu dành cho nghề dệt truyền thống, 80 khung cửi đang được chị em dệt mỗi ngày, tin rằng, nếu sản phẩm được quảng bá rộng rãi thì những hoa văn Mường sẽ ngày càng vươn xa, đem lại những mùa xuân ấm no hơn cho bản Mường.

 

 

Viết Đào

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục