(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm động Nam Sơn vào những ngày cuối tháng 7. Đường đi khá vất vả, mất chừng 40 - 50 phút đi xe máy từ trung tâm xã Nam Sơn. Nhưng bù lại, được khám phá vẻ đẹp huyền bí, mộng mơ trong lòng động như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc.


Chúng tôi khá bất ngờ khi len qua cửa động cao khoảng 1m thì thấy được trong động cả một không gian thoáng rộng mênh mang. Các khối đá hóa thạch nhũ phong phú, kỳ ảo. Không khí trong động mát rượi, thánh thót tiếng nước như bản nhạc không lời nhẹ buông. Trong động có hồ nước xanh mát rượi trong lành, nghe bảo còn vẫn còn nhiều loại sinh vật phong phú sinh sống nơi đây. Khu vực động chia làm ba ngăn. Chỗ như chiếc phản có thể nằm. Chỗ như những ruộng bậc thang xếp lớp quần tụ như một bản làng thu nhỏ. Chỗ là con voi phục, chỗ là con chim hạc co chân như ngủ mơ màng, chỗ lại là như bầy thiên nga tắm gội. Chỗ như khu rừng già bất tân với chim muông, cỏ cây hoa lá quấn quýt… 

Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc Bùi Minh Hồng cho biết: Cách đây mười mấy năm, một số người dân địa phương tình cờ lạc vào trong lòng động, thấy đẹp khôn cùng. Từ đó, nhiều người đã đến đây tìm hiểu. Người dân gọi động Nam Sơn là động Tớn. Động nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, có chiều dài 455m, sâu 49m với hồ nước rộng, sâu từ 2 - 7m, quanh năm có nước trong suốt. Nơi đây ngoài việc sở hữu một kho tàng gồm các cột đá, nhũ đá, măng đá, rèm đá rất đặc sắc, còn lưu giữ nhiều cổ vật liên quan đến lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, động vật và sinh vật đặc hữu. Các nhà khoa học công nhận Nam Sơn là một hang động đẹp và hấp dẫn nhất trong quần thể các hang động được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông với những khối đá phát triển qua quá trình khoảng 250 triệu năm. Động Nam Sơn được công nhận di tích thắng cảnh quốc gia năm 2008. 

Hiện nay, chính quyền xã Nam Sơn đã thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan tài nguyên du lịch của động. Tỉnh và huyện cũng đã quy hoạch và đầu tư một số hạng mục như bậc lên xuống, lắp điện chiếu sáng, đào tạo tập huấn hướng dẫn du khách thăm quan khu vực động. Trưởng phòng VH-TT huyện Bùi Minh Hồng cho biết: Ngày 25/7 vừa qua, huyện Tân Lạc đã tổ chức khai trương điểm du lịch cộng đồng tại xã vùng cao Nam Sơn. Theo đó, sẽ thực hiện các giải pháp tuyên truyền, đào tạo kỹ năng làm du lịch để khai thác tốt tiềm năng du lịch động Nam Sơn gắn với bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường. Bên cạnh đó kết nối tour, tuyến, xây dựng các sản phẩm du lịch riêng có của vùng cao với các sản phẩm như quýt cổ Nam Sơn, tỏi tía, su su và các sản phẩm của bà con. Từ đó, phát triển du lịch góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

 P.V

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục