(HBĐT) - Giành giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2019, dự án "Du lịch trải nghiệm 4k Happy Farm” của nhóm tác giả Đinh Thế Ngữ Tôn, Đinh Minh Quý, Đinh Thị Loan, huyện Lương Sơn để lại ấn tượng đặc biệt không chỉ bởi sự xuất sắc của một dự án hay nhóm thể hiện thành công tại một cuộc thi. Sự xuất sắc, ấn tượng đặc biệt ở đây là sự quyết tâm, sáng tạo, bứt phá và thành công của một ý tưởng đã được triển khai bài bản, khoa học, có hiệu quả, ý nghĩa thực tiễn.


Từ tháng 5/2019, Happy Farm đã triển khai thực hiện sản xuất với các sản phẩm chủ yếu là các loại rau ăn lá tại cánh đồng mẫu lớn nằm tại xóm Đồng Chúi với 40 hộ tham gia.

Đinh Thế Ngữ Tôn, Trưởng nhóm chia sẻ: Kết hợp hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và du lịch trải nghiệm là ý tưởng không mới. Nhưng nhóm quyết tâm thực hiện dự án "Du lịch trải nghiệm 4k Happy Farm” với những cách làm mới, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương và nhu cầu của khách hàng. Với loại hình tổ chức pháp lý hợp tác xã, đặt trụ sở tại xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh (Lương Sơn) - vùng đất có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch, gần Thủ đô Hà Nội, cách thành phố Hòa Bình 30 km, giao thông thuận tiện… Cùng với đó, dự án còn nhận được cơ chế, chính sách ưu đãi miễn thuế đất và giảm 50% tiền thuê đất cho 5 năm tiếp theo; các tổ chức tín dụng sẵn sàng tạo điều kiện để nhóm có thêm nguồn vốn thực hiện dự án… Đó là những điều kiện thuận lợi cho dự án thành công.

Trên diện tích 4,68 ha, dự án được xây dựng với mục tiêu cụ thể, gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn, dự án áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với thu hút khách du lịch là các đoàn học sinh, gia đình về Happy Farm du lịch trải nghiệm. Từ các hoạt động này góp phần đem lại hiệu quả về mặt xã hội cho địa phương, giúp giải quyết việc làm cho lao động nữ, đóng góp vào ngân sách, bảo tồn, giữ gìn nét văn hóa dân tộc Mường. Đối với mục tiêu dài hạn, dự án mở rộng quy mô, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Happy Farm trở thành địa chỉ du lịch trải nghiệm số 1 khu vực phía Bắc.

Từ mục tiêu cụ thể, tháng 5/2019, Happy Farm triển khai sản xuất với sản phẩm chủ yếu là các loại rau ăn lá áp dụng công nghệ khí canh, tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xóm Đồng Chúi với 40 hộ tham gia. Diện tích canh tác 2,75 ha, năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha. Bước đầu thị trường đã đón nhận sản phẩm rau an toàn của Happy Farm. Bên cạnh đó, dự án triển khai một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: dưa lưới Nhật Bản, cà chua ngọt. Dự kiến, 6 tháng cuối năm đạt sản lượng 167,9 tấn, tương đương doanh thu 1,7 tỷ đồng. 

Trưởng nhóm dự án chia sẻ thêm: Dự án đã phân tích thị trường, tính cạnh tranh với các trang trại khác, từ đó đưa ra bảng giá hợp lý để thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường. Thị trường tiềm năng là các trường học tại thị trấn Lương Sơn, thành phố Hà Nội... cho thấy tiềm năng du lịch trải nghiệm là rất lớn. Dự án cũng xây dựng một chiến lược xúc tiến, hoạt động quảng cáo như: lập website của Happy Farm, lập fanpage trên facebook; tạo các video quảng cáo…

Xác định Happy Farm là tổ hợp khu vực dịch vụ đem lại lợi ích cho người dân và cộng đồng, lấy người nông dân làm trung tâm và đề cao nét văn hóa dân tộc Mường, giữ gìn, bảo tồn, phát huy những nét văn hóa hiện có. Hiện, dự án đã thực hiện xong mặt bằng, quy hoạch bãi đỗ xe, khu vực gian chợ quê, khu vui chơi, khu trải nghiệm làm cảnh sát, nông dân, bộ đội, lính cứu hỏa…, khu bán cafe, giải khát, khu vực không gian văn hóa Mường, khu vực check-in, khu mô hình công nghệ cao trồng rau bằng phương pháp khí canh, khu trải nghiệm gia đình làm nông và khu sản xuất rau an toàn…


            Hồng Duyên

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục