(HBĐT) - Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa - nay là xã Cao Sơn (Lương Sơn) tuy chưa thành lập làng nghề, chỉ mới thành lập tổ sản xuất, nhưng với niềm đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân vẫn tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề của cha ông để lại, từng bước "hồi sinh” cho giấy dó.


Nghệ nhân làm giấy dó xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa - nay là xã Cao Sơn (Lương Sơn) thực hiện công đoạn seo giấy trên khuôn.

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc, tổ trưởng tổ sản xuất giấy dó Suối Cỏ tất bật chuẩn bị nguyên liệu làm giấy dó theo đơn đặt hàng của khách. Theo ông Chúc chia sẻ, nghề làm giấy dó đã tồn tại từ hàng trăm năm về trước, với nhiều gia đình làm nghề. Thời đó, mỗi tờ giấy là nguyên liệu để nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh, hay sử dụng làm giấy sắc phong trong các lễ hội cấp sắc, hội xuân... Giấy dó còn được đóng thành quyển để viết chữ. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của xã hội, nghề truyền thống bị mai một dần. Hiện xóm chỉ còn 5 gia đình duy trì, phát triển nghề qua việc thành lập tổ sản xuất.

Giấy dó là loại giấy rất đặc biệt, vì vậy, quá trình sản xuất cũng không đơn giản. Để làm được sản phẩm giấy dó phải trải qua 35 công đoạn, từ việc lấy nguyên liệu, ngâm ủ đến làm ra sản phẩm phải mất nửa tháng. Loại cây được sử dụng để làm giấy nhiều nhất hiện nay là cây dó và cây dướng (người Mường còn gọi là cây ráng). Theo thời gian, dụng cụ để làm giấy dó cũng được cải tiến dần để rút ngắn thời gian, công đoạn hoàn thành. Những dụng cụ chủ yếu là khuôn làm bằng vải, có nhiều kích cỡ khác nhau (30 x 40 cm, 60 x 80 cm, 60 x 120 cm), nồi nấu, máy khuấy nguyên liệu, tàu ngâm lề và bể seo bột giấy...

Cây dướng lấy về chặt bỏ lá, cành, lấy phần vỏ đem luộc mềm rồi ngâm với nước vôi cho nhuyễn hẳn, sau đó đưa vào máy khuấy thành bột nhuyễn, lọc lấy nước trong (còn được gọi là lề), ngâm lề trong tàu và seo giấy. Công đoạn này thường được người phụ nữ Mường đảm nhiệm, ở gia đình ông Chúc, bà Hoàng Thị Hậu, vợ ông là người thực hiện. Sau khi đánh tàu, bà Hậu lấy khuôn để liềm seo. Bột giấy lỏng được đổ lên khuôn, tráng thật mỏng giống như tráng bánh cuốn, sau đó bóc ra, từng chồng giấy được ép rồi phơi khô. Cứ 10 kg vỏ tươi hoặc 4 kg vỏ khô nguyên liệu sẽ làm ra khoảng 120 tờ giấy. Bước cuối cùng là xếp các tấm giấy thành lớp, tùy theo loại giấy mà dùng thanh nứa mảnh rọc theo khổ 10 x 20 cm hoặc 20 x 30 cm.

Từ bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, theo những bí quyết riêng, giấy gió tuy mỏng nhưng dai và bền hơn giấy sản xuất công nghiệp, thoang thoảng mùi thơm của cây rừng. Nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, giấy có thể để vài chục năm. Bởi thế, ngày nay, không đơn thuần chỉ là nguyên liệu để vẽ tranh, viết chữ, giấy dó dưới sự sáng tạo của các nghệ nhân đã trở thành sản phẩm phục vụ cho phát triển du lịch ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài khu vực các tỉnh miền Bắc, giấy dó của người Mường Suối Cỏ còn được các công ty lữ hành, du lịch khu vực miền Trung, miền Nam như Huế, Hội An, Đà Nẵng, Lâm Đồng... tin tưởng lựa chọn. Hiện, nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc vẫn tiếp tục tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm với hy vọng đóng góp công sức cùng những làng nghề trong cả nước giúp giấy dó dần lấy lại vị thế trong văn hóa truyền thống.

Thu Hằng


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục