(HBĐT) - Mảnh đất Mường Hòa Bình được coi là cái nôi của người Việt cổ, chứa đựng những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc với nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đang được bảo tồn và phát huy, làm phong phú thêm hình ảnh quê hương.



Cây đa cổ thụ ở xóm Bào, xã Thanh Hối (Tân Lạc) được Cục Bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đánh giá có đủ tiêu chuẩn đạt cây đa di sản Việt Nam.

Đến nay, chiêng Mường Hòa Bình đã 2 lần được vinh danh khi xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam dành cho chương trình tấu, diễu hành chiêng đường phố. Trong đó, lần thứ nhất vào năm 2011 nhân dịp 125 năm thành lập tỉnh và Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh với sự biểu diễn của 2.000 nghệ nhân, nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh. Tiếng chiêng vang vọng, hội tụ tinh hoa văn hóa 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động tạo sức lan tỏa, ấn tượng tốt đẹp về một Hòa Bình thân thiện, giao hòa, mến khách.

Không chỉ dừng lại ở câu chuyện xác lập màn trình tấu chiêng lớn nhất đất nước, mà qua đó, những giá trị văn hóa cồng chiêng của người Mường tiếp tục chứng minh là nhạc cụ linh khí truyền thống, đặc sắc, gắn bó lâu đời trong đời sống của người Mường. Âm thanh của chiêng Mường khi ngân nga, sâu lắng, khi thôi thúc, trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió, tiếng lòng người, sống mãi cùng với trời đất và con người trên quê hương của đồng bào dân tộc Mường. Theo Nghệ sỹ ưu tú Bùi Chí Thanh, người dày công nghiên cứu văn hóa Mường, với người Mường Hòa Bình, di sản văn hóa cồng chiêng đã được trao truyền, gìn giữ là tài sản văn hóa gắn kết đời sống cộng đồng. Cồng chiêng có ý nghĩa, vị trí, vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh, tình cảm của người Mường nên đồng bào coi đó là vật thiêng, là vật báu, linh hồn bất tử của gia đình, cộng đồng. Cồng chiêng của người Mường Hòa Bình là sự hội tụ đầy đủ thanh âm của tự nhiên và cuộc sống, tiết tấu nhẹ nhàng, lúc êm đềm, sâu lắng, lúc rộn ràng, sôi động như cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người Mường.

Cây đa cổ thụ ở xóm Bào, xã Thanh Hối (Tân Lạc) cũng từng được Cục Bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đánh giá có đủ tiêu chuẩn đạt cây đa di sản Việt Nam. Cây đa xóm Bào có sức sống mãnh liệt với thời gian, hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh vùng đất Mường Bi. Trong tâm thức người dân địa phương, cây đa là đem lại sự sinh sôi, nảy nở, may mắn, mùa màng tươi tốt, cuộc sống an nhiên tự tại.

Các cụ cao niên nơi đây kể lại, cây đa xóm Bào có từ thế kỷ XVII, thời vua Lê Kính Tông (1600-1619). Từ những năm tháng chống Pháp, khi quốc lộ 12 B vẫn là lối mòn, cây đã to lớn, xum xuê, sừng sững. Cây cao 36 m, chu vi gốc 23 - 24 m, tán lá vươn rộng khoảng 50 - 60 m, tỏa ra bốn phương, tám hướng, có mười mấy dễ phụ, sinh sôi, bám xuống đất mẹ như cột trụ chống trời, cắm xuống đất vững chắc. Bốn mùa lá đa xanh tốt, phủ kín một vùng. Theo truyền thuyết xưa của người Mường, cây đa là cây thần, được trời ban nên cứ sinh sôi, xanh tốt mãi. Đã mấy trăm năm qua, cây đa là nơi bà con tổ chức lễ hội Khuống mùa - Khai hạ vào ngày 7 tháng giêng theo lịch Mường, tức mồng 8 tháng giêng âm lịch. Người dân địa phương từ các bố, mế, thanh niên nam nữ, trẻ nhỏ quần tự dưới tán cây đa cổ thụ tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng, hát thường rang, bộ mẹng, đánh cù, đi kheo, đánh mảng, ném còn; tổ chức đánh chiêng theo đoàn, rồi đến từng nhà hát chúc mừng năm mới...

Đồng chí Bùi Văn Cừ, cán bộ Văn hóa xã Thanh Hối cho biết: Người dân Thanh Hối luôn có ý thức trân trọng, bảo vệ cây đa cổ thụ để cây mãi đâm chồi, có sức sống bền vững với thời gian và trong đời sống văn hóa của người Mường.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 vừa được tổ chức, tỉnh xác lập mẫm cỗ lá lớn nhất Việt Nam, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, bản sắc, giới thiệu về vùng đất, văn hóa, con người và thiên nhiên tươi đẹp; quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh tới đông đảo du khách gần xa. Trong đó, mâm cỗ lá là sự hội tụ của nét đẹp văn hóa tinh tế trong đời sống ẩm thực của người Mường Hòa Bình. Đó là sự tinh tế trong cách chế biến các món ăn, hình thức sắp đặt, bày biện, hòa đồng với thiên nhiên. Mỗi thức, mỗi món ăn đều rất đặc trưng, thấm đẫm văn hóa Mường. Các loại rau đồ (rau đốm, lá bưởi, quả cà dại, lá lốt, rau tập tàng, quả vả non...) được chế biến bảo đảm độ ngọt, giữ được hương vị tự nhiên, có độ chua, độ chát, chấm với nước muối gừng tạo nên món ăn vừa ngọt vừa cay, là bài thuốc quý cho cơ thể. Các loại thịt lợn, gà, cá của người dân địa phương tự nuôi, đánh bát, bảo đảm độ sạch, tươi ngon. Xôi nếp là tinh hoa của đất trời, là thành quả lao động từ bàn tay cần cù của con người. Xôi nếp Mường phải đồ trong chõ gỗ mới kín hơi và dẻo thơm, khi đơm ra đĩa hạt nếp tỏa ra như đóa hoa thể hiện sự phồn thịnh, no đủ… Vào dịp lễ, Tết, mâm cỗ lá được đặt lên bàn thờ để cúng thần linh, tổ tiên, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người có sức khỏe để làm ra nhiều thóc, nhiều ngô. Sau lễ cúng, cả gia đình hay cả bản quây quần quanh mâm cỗ lá để cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc mình, chúc nhau sức khỏe và sự no đủ.

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh chia sẻ: Hòa Bình là vùng đất Mường cổ có những giá trị văn hóa đặc sắc, quý báu được trân trọng lưu giữ trong đời sống đồng bào dân tộc và ngày càng được phát huy, góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam.


Lê Chung


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục