(HBĐT) - Con đường từ cảng của đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) lên Trạm ra đa 480 dài hơn 4 km. Phương tiện duy nhất lên trạm là đi bộ. Điều kiện sinh hoạt trên trạm khó khăn, có khi nước ngọt phải gánh từ chân núi lên. Chiến sỹ Nguyễn Văn Hoàng, quê ở Hải An (Hải Phòng) cho biết: Tôi nhập ngũ tháng 2/2019. Sau 1 năm vào quân đội, việc gì tôi cũng làm được, từ gấp chăn màn, nấu cơm, trồng rau… Những việc như thế ở nhà chẳng bao giờ phải làm, tất cả phụ thuộc vào bố mẹ. Sau này ra quân, tôi có thể tự lập được, không để gia đình lo lắng. Lúc đầu, tôi cũng hụt hẫng bởi những sinh hoạt ràng buộc về thời gian, lại sống trong một hòn đảo khó khăn nhiều về vật chất. Nhưng nhờ sự quan tâm động viên, ân cần chỉ bảo của cán bộ trong đơn vị đã giúp tôi an tâm và tự tin rất nhiều mỗi khi được giao nhiệm vụ.




Chiến sỹ Trạm ra đa 480 đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) sắp xếp tư trang cá nhân. 

Chiến sỹ Vũ Việt Đức quê ở Quảng Ninh chia sẻ: Những ngày đầu nhập ngũ, được học tập, huấn luyện và sinh hoạt, tôi vô cùng bỡ ngỡ bởi tất cả đều xa lạ, nhất là phải sinh hoạt theo chế độ của quân nhân nên phải cố gắng thật nhiều để hòa nhập môi trường mới. Tuy vậy, tôi và đồng đội luôn xác định rõ phải hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, cùng với sự tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn tận tình của chỉ huy nên chiến sỹ mới nhanh chóng thích nghi. Hầu hết chiến sỹ mới nhập ngũ không biết làm những việc gia đình như nấu cơm, thái thịt, thịt gà…, sau 1 năm nhập ngũ thì ai cũng biết làm. 
Đại úy Nguyễn Thế Phương, Trưởng Trạm ra đa 480 cho biết: Cuộc sống sinh hoạt ở đảo, ở trạm đều khó khăn, thiếu thốn, nhưng chúng tôi xác định đây là môi trường thích hợp cho những người lính trẻ rèn luyện và trưởng thành. Hầu hết chiến sỹ mới lần đầu xa gia đình, nên lúc đầu có nhiều bỡ ngỡ ở môi trường đòi hỏi phải tuân thủ nề nếp, kỷ luật nghiêm ngặt, mọi sinh hoạt, học tập, huấn luyện đều thực hiện theo chế độ ngày, tuần do quân đội quy định. Hàng ngày phải thực hiện đầy đủ 11 chế độ sinh hoạt theo kỷ luật quân đội.
Để giúp các chiến sỹ nhanh chóng thích nghi với các quy định, chúng tôi xác định tạo môi trường thân thiện ngay từ ngày đầu đón nhận tân binh. Đồng thời, theo dõi, nắm chắc tâm tư, hoàn cảnh từng người, để có phương pháp rèn luyện phù hợp. Cán bộ từ cấp tiểu đội trưởng thường xuyên sâu sát, gần gũi, giúp đỡ, hướng dẫn chiến sỹ mới từ những động tác nhỏ nhất như: sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, xây dựng ý thức tự giác chấp hành kỷ luật quân đội và quy định của đơn vị. Mục tiêu đầu tiên của đơn vị là giáo dục cho các em lễ tiết, tác phong quân nhân, rồi mới tiến hành công tác huấn luyện. Khi các em cảm nhận được tình thương yêu đồng chí, đồng đội, biết xưng hô, chào hỏi, thì mọi việc khác với các em sẽ nhẹ nhàng hơn. Chiến sỹ mới thì tác phong ai cũng chậm, bởi các em chưa biết sắp xếp thời gian hợp lý, việc này mình phải huấn luyện dần. Để giúp các tân binh sớm hòa nhịp với môi trường quân đội phải theo phương pháp lấy tập thể để làm gương cho cá nhân. Chẳng hạn, 1 người gấp chăn xấu, thì 10 người trong tiểu đội phải gấp lại hết. Không để cho chiến sỹ mới có tư tưởng để mặc tôi làm tôi chịu. Có như vậy thì ai cũng tiến bộ và hòa nhập nhanh với môi trường hoạt động có tính kỷ luật cao.
Ngoài rèn luyện tác phong, sinh hoạt theo nề nếp quân đội thì Trạm ra đa 480 cũng huấn luyện, phân công nhiệm vụ các chiến sỹ phải biết nhiều việc, từ nấu cơm, tăng gia, sửa chữa điện gia đình… Với mục tiêu khi ra quân các chiến sỹ trưởng thành vững vàng trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Việt Lâm

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục