(HBĐT) - Tại UBND xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) vừa diễn ra lễ trao bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đình Băng, xã Ngọc Lâu. 

Đình Băng có từ lâu đời. Căn cứ vào các di vật, cổ vật hiện đang được lưu giữ tại di tích, đình Băng được khởi dựng muộn nhất có thể vào cuối thế kỷ thứ XVIII, kiến trúc theo kiểu nhà sàn của dân tộc Mường. Đình đầu tiên được xây dựng trên đồi Đình các đình hiện nay khoảng 2 km về phía Tây Nam. Đình xưa dựng bằng bương, tre, mái lợp gianh, gồm 1 gian 2 chái, vách được thưng bằng nứa đan theo kiểu mắt cáo, sàn bằng bương đập dập, cột nhà chôn xuống đất. 

Ngôi đình tồn tại được một thời gian, thấy vị trí ngôi đình không được thuận lợi (không có nguồn nước, đường đi lại khó khăn) nên Nhân dân đã cho di rời đình đến đỉnh đồi Chường Lương, cách ngôi đình cũ khoảng 1km về hướng Đông Bắc, cách đình hiện nay khoảng 1km về hướng Tây Nam. Khu đất dựng đình rộng, bằng phẳng. Gần ngôi đình có một vó (giếng) nước, vó chỉ có nước vào mùa mưa. Đình vẫn được dựng theo lối kiến trúc kiểu nhà sàn của người Mường. Trong đình đặt bát hương thờ Đức Thánh Tản, Quốc Mẫu Hoàng Bà; các vị thần như Kem, Cai.

Ngôi đình sau một thời gian dài tồn tại cùng mưa nắng, với những thăng trầm và biến động của lịch sử. Đặc biệt, sau thời kỳ cải cách ruộng đất, năm 1959, đình đã bị dỡ bỏ hoàn toàn. Các hiện vật và đồ phục vụ lễ hội bị thất lạc và mối mọt nhiều. Hiện vật cổ của đình còn lại rất ít, hiện đang được lưu giữ tại di tích.

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân trong vùng, năm 2009, Nhân dân địa phương quyên góp tiền của, dựng lên ngôi nhà sàn nhỏ gồm 1 gian hai chái trên nền khu đất của đình xưa để làm nơi thờ phụng. Đến năm 2012, ngôi đình được dựng lại như ngày nay. Các di vật cổ của đình như: Cỗ kiệu Tứ cống mang dấu ấn mỹ thuật thời Lê – Nguyễn; bát hương men trắng vẽ trang trí lưỡng long chầu nguyệt có niên đại thế kỷ XVIII - XIX, đã chứng minh rằng cách ngày nay hàng trăm năm di tích đã tồn tại trong xã hội Mường cổ khá rõ nét. Sự hiện diện của đình Băng đã góp thêm những dữ liệu về mối quan hệ có tính nguồn gốc của hai dân tộc Việt – Mường.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, ngày 11/6/ 2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1294/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đình Băng.

P.V

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục