Ngày 28/3, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Trường đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử-văn hóa Phật giáo Việt Nam”.



Hội thảo khoa học quốc gia "Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử-văn hóa Phật giáo Việt Nam” thu hút các nhà nghiên cứu, tăng ni phật tử trong và ngoài nước.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh và hơn 300 chư tăng, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Các tham luận của các nhà nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước trình bày tại hội thảo đã tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành, những đóng góp to lớn của phật giáo Hà Tĩnh qua các thời kỳ cho đến ngày nay.

Trải qua hàng nghìn năm, trong dòng chảy của lịch sử, Phật giáo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt, cũng như đóng góp to lớn cho sự phát triển không ngừng đi lên của dân tộc, đất nước. Trong đó, nhiều sử liệu cho thấy, Hà Tĩnh là vùng đất Phật giáo hình thành từ rất sớm.

Đồng thời Hội thảo làm rõ, sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển, những bước thăng trầm của Phật giáo Hà Tĩnh cũng như những đóng góp to lớn của phật giáo vùng quê núi Hồng, sông La đối với Phật giáo Việt Nam, quê hương đất nước Việt Nam.

Hội thảo góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp, để trân quý những thành quả to lớn mà tiền nhân, cũng như các thế hệ tăng ni, phật tử đã dày công cống hiến.



Đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng Ban Tổ chức hội thảo.

Đặc biệt, nhiều tham luận, ý kiến tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ và bằng chứng khoa học để khẳng định chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Long Ngâm, cạnh Cửa Sót (thuộc địa phận xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) ngày nay là nơi phát tích của đạo phật Việt Nam.

Các sử liệu và dấu tích để lại chứng minh, cách đây gần 2200 năm, nhà sư Phật Quang, người Ấn Độ trong quá trình đi truyền đạo sang các nước châu Á, đã dừng chân đầu tiên tại đây và truyền bá đạo phật cho vị phật tử đầu tiên của Việt Nam là Chử Đồng Tử.

Cùng với làm sáng tỏ vai trò của chùa Quỳnh Viên, truyền thuyết về Chử Đồng Tử là người phật tử đầu tiên, các nhà nghiên cứu, hòa thượng, thiền sư cũng nêu lên vấn đề: Cần nghiên cứu bổ sung các dẫn chứng khoa học để tiếp tục làm sáng tỏ và xây dựng di tích này xứng tầm với giá trị lịch sử-văn hóa phật giáo Việt Nam cũng như của dân tộc.

TheoNhanDan



Các tin khác


Tăng mức xử phạt các vi phạm bản quyền tác giả

Mới đây, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan. Ngày 2/6, Bộ ban hành Thông tư 08/2023 quy định 11 mẫu văn bản, giấy chứng nhận trong hoạt động đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan.

Khai mạc lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Tối 2/6, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Thống nhất các danh mục sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023

(HBĐT) - Ngày 2/6, Ban tổ chức các sự kiện Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh tổ chức họp bàn, thông qua chương trình tổng thể các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì hội nghị.

Nhà văn Trần Đức Tiến được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn 2023

Ngày 31/5, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Đinh Quân - Bỏ đằng sau bóng tối để tìm về ánh sáng

Nếu tính từ triển lãm cá nhân đầu tiên Hiện thực và ảo tưởng (gallery Tràng An, Hà Nội, 1997) đến nay, Thiên khải là cột mốc sâu sắc và kỳ công bậc nhất của Đinh Quân (1964, Hải Phòng). Triển lãm đang diễn ra tại An Gallery (159 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM), bày hơn 40 tranh sơn mài trừu tượng, trong đó có nhiều bức khổ lớn.

Di tích - đến khổ với trùng tu, tôn tạo

Xung quanh câu chuyện "trùng tu, tôn tạo di tích” thời gian qua đã xảy ra không ít chuyện dở khóc dở cười. Với những di tích được trùng tu bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, các nhà tài trợ đều như muốn thể hiện cái "Tôi” của mình to đùng, ngất ngưởng. Họ muốn theo kiểu: "ai bỏ tiền người đấy có quyền có tiếng nói.”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục