Cuộc gặp mặt giữa các nữ nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho điện ảnh Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/3, nhân Ngày điện ảnh Việt Nam lần đầu tiên, đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Có lẽ đây là lần đầu có cuộc hội ngộ của cả 3 thế hệ nữ nghệ sĩ điện ảnh với những tên tuổi đã quen thuộc với công chúng: NSND Trà Giang, NSND Bạch Diệp, NSƯT Minh Châu, NSƯT Thanh Quý và 2 diễn viên trẻ Đỗ Hải Yến, Ngô Thanh Vân.

 

Trừ đạo diễn Bạch Diệp, còn cả 5 diễn viên đều đã từng giành giải Bông sen vàng hay Cánh diều vàng cho các vai diễn để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả. Cuộc gặp ấm áp tình cảm và dường như không có khoảng cách giữa các nghệ sĩ với khán giả, đã mở ra những ký ức đẹp trong cuộc đời làm nghề của các nghệ sĩ.

Cái tên NSND Bạch Diệp với những bộ phim "Ngày lễ thánh", "Huyền thoại người mẹ" của bà đã quen thuộc với mọi người, nhưng hôm nay, nhiều người mới hiểu thêm về bà. Niềm đam mê điện ảnh từ khi còn rất nhỏ cùng quyết tâm của bà đã thuyết phục được ông giám khảo người Nga, để rồi, tên tuổi của bà đã gắn với nhiều tác phẩm điện ảnh về số phận người phụ nữ Việt Nam. Ở cả 2 bộ phim của NSND Bạch Diệp đều mang lại cho NSND Trà Giang danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Cho đến nay, vẫn chưa một nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam nào vượt qua nổi những hào quang mà NSND Trà Giang đã tạo dựng bằng sức lao động và niềm đam mê nghệ thuật. Những vai diễn của bà mãi để lại xúc cảm mãnh liệt trong lòng người xem, trong các phim "Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Ngày lễ thánh"… Bà là nữ diễn viên trẻ nhất được phong danh hiệu NSND vào năm 1984.

NSND Trà Giang và NSND Bạch Diệp tại buổi giao lưu với khán giả.

Bởi thế, dẫu đã qua thời hoàng kim, mà sự ngưỡng mộ của khán giả trong và ngoài nước vẫn rất nồng nhiệt. Trả lời những lời câu hỏi của một khán giả người nước ngoài tại buổi gặp, NSND Trà Giang cho biết, hạnh phúc lớn lao nhất là những vai diễn được đón nhận và tình cảm của khán giả chính là ngọn nguồn nuôi dưỡng cảm xúc cho người nghệ sĩ để tạo dựng nên những nhân vật.

Một sinh viên nghe tin NSND Trà Giang có mặt trong cuộc giao lưu, đã mang đến tặng bà một bức ảnh bà rất quý mà chính NSND Trà Giang và báo giới cũng chưa có: Đích thân Chủ tịch LHPQT Moskva 1975 trao giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho NSND Trà Giang. 

2 NSƯT Minh Châu và Thanh Quý cũng chia sẻ với mọi người những quan niệm về nghề, về sự hy sinh cho nghệ thuật, để tên tuổi được nhắc mãi trong bộ phim "Cô gái trên sông", "Người đàn bà nghịch cát", "Chuyến xe bão táp"… Cả 2 nghệ sĩ đều bày tỏ niềm mong muốn có những vai diễn phù hợp với lứa tuổi mình, để được bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của lứa tuổi trung niên.

Sự xuất hiện của 2 nữ diễn viên trẻ Ngô Thanh Vân và Đỗ Hải Yến đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của khán giả trẻ. Khán giả đã được biết những ngày gian khổ luyện võ kỳ công của Ngô Thanh Vân khi đóng phim "Dòng máu anh hùng", biết đến những ngày không điện, nước ở một bản vùng cao xa lắc trên miền Tây Bắc của Đỗ Hải Yến khi vào vai Pao trong "Chuyện của Pao". Họ đều phải trải qua rất nhiều gian khổ trước khi có được những vai diễn ghi dấu ấn.

Dù thuộc nhiều thế hệ với những điều kiện, hoàn cảnh khác biệt, nhưng các nghệ sĩ đều có chung tâm niệm: Để có những vai diễn được khán giả công nhận, đòi hỏi người nghệ sĩ ngoài niềm đam mê, phải là lao động, hy sinh hết mình cho nghệ thuật

NSND Trà Giang: Nghề của diễn viên điện ảnh phải rất tinh tế, thể hiện được nhân vật như cuộc sống bên ngoài. Với tôi, cái khó nhất, vất vả nhất là tìm tòi để có thể xây dựng được hình tượng nhân vật. Thế hệ nghệ sĩ điện ảnh hiện nay cũng có nhiều người tài năng, lại có điều kiện làm việc tốt hơn thời chúng tôi.

Nhưng điện ảnh, ngoài tài năng, còn phải lao động hết mình và tập trung tình yêu cho công việc. Ở thời nào, nghệ thuật cũng cần sự hiểu biết, vốn sống, tình yêu, sự đam mê… mới có thể làm tốt công việc. Tôi nhận thấy, hiện có nhiều người tài, nhưng một số người hay chạy sô, cùng lúc nhận rất nhiều vai nên không có thời gian nghiên cứu kỹ các vai diễn của mình.

Đó là điều đáng tiếc cho nhiều người. Song, nhiều diễn viên cũng đã đi đến tận cùng nhân vật, như chúng tôi ngày xưa. Hải Yến, Ngô Thanh Vân, Hồng Ánh là những diễn viên tôi trân trọng và yêu mến, vì họ hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành diễn viên tốt. Tôi tin rằng các diễn viên, đạo diễn trẻ hiện nay nếu dành hết đam mê cho nghệ thuật thì sẽ đi đến thành công.

Đạo diễn, NSND Bạch Diệp: Hiện nay, tôi thấy nhiều diễn viên trẻ không được đào tạo qua điện ảnh, có bản năng thì lại được, vì họ có niềm đam mê như Hải Yến, Ngô Thanh Vân, trong khi nhiều người có nghề mà không biết đổi mới mình nên rất cũ. Vì thế, làm việc với những người không có nghề lại hứng thú hơn. Tại sao diễn viên giờ không lấy được nước mắt khán giả? Vấn đề kịch bản là số 1. Kịch bản hiện nay rất kém, không cho phép đạo diễn thể hiện cũng như diễn viên có đất diễn. Kịch bản là cơ sở để cho diễn viên diễn được, ví như có những đoạn kịch bản tạo cho diễn viên diễn thì mới lấy được nước mắt, chứ kịch bản hiện nay cứ nói như thoại thì làm sao lấy được nước mắt khán giả.

 

                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục