Sinh ra trong một gia đình trí thức, Đoàn Xuân Kiều (tên thật của Hoàng Công Khanh) tốt nghiệp tú tài triết học Pháp toàn phần, nhưng có niềm say mê đặc biệt với ngôn ngữ Hán Nôm nên đã tự mày mò học bộ môn này. Ông đọc nhiều sách và tự nhận mình bị “nhiễm” văn hóa của Pháp và Trung Quốc một cách sâu sắc. Ngày đi học ông cũng tập tành viết lách, đơn giản chỉ vì niềm vui thích chứ không ngờ đó lại là cái nghiệp gắn với mình suốt đời.

 

Đời rủi mà may

Nhà văn cho rằng, trong đời mình có hai cái rủi lớn nhất-hai “cú sốc kinh hoàng” thời bấy giờ nhưng sau ngẫm lại, thấy hóa ra nó lại là… cái may vì  qua đó ông có cơ hội dấn thân thật sâu vào đời cũng như vào nghiệp sáng tác.

 

Mô tả ảnh.
Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh tại nhà riêng năm 2007.

Ngày ấy, chàng thanh niên Xuân Kiều cùng bạn bè tham gia vào đội thanh niên yêu nước chống Pháp và bị bắt giam tại nhà tù Sơn La. Từ chàng trai chỉ biết học, nay ngồi trong tù, những cảm xúc, chiêm nghiệm về cuộc đời cứ đầy lên trong tâm hồn con người trẻ tuổi khiến ông cầm bút viết tập ký sự Hoa Nhạn lai hồng và coi đó như một kỷ niệm của thời điểm ấy. (Mãi đến năm 1992, khi số lượng tác phẩm của ông đã lên đến con số vài chục, tác phẩm đầu tiên ấy mới được NXB Văn học ấn hành.)

Từ đó, cuộc đời của nhà văn Hoàng Công Khanh trải qua nhiều biến động và đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp cầm bút. Ông từng làm trưởng phòng biên tập Sở thông tin tuyên truyền thành phố Hải Phòng, Tổng thư ký Hội văn hóa cứu quốc Liên khu 3, chủ bút một số tạp chí... Sau vụ nhân văn giai phẩm ông thôi những công việc của một công chức.

Không chịu ngồi im ở nhà, Hoàng Công Khanh kiếm cây đòn gánh đi làm thợ mộc rong, lang thang khắp các phố ai gọi thì vào. 10 năm cực nhọc với cái búa, cây bào song nó lại giúp nhà  văn cảm nhận và hiểu cuộc đời theo cách khác mà trước đó làm công chức ông chưa được biết. “Trước đây, tôi giữ nhiều chức vụ nhưng thật ra chẳng làm được gì đáng kể, làm thợ mộc rong vừa có nhiều tiền, vừa viết khỏe”, nhà văn tâm sự. Những tác phẩm viết trong thời gian này đều được đồng nghiệp đánh giá cao vì tính chân thực, nhiều cuốn được trao giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật khiến “ông thợ mộc” vô cùng ngạc nhiên.

 

Mô tả ảnh.
Quảng cáo vở Bến nước Ngũ Bồ tại Mỹ năm 1994.

Nhà văn Hoàng Công Khanh sáng tác nhiều thể loại. Tính sơ sơ, ông có 14 tiểu thuyết đã xuất bản, nổi bật là Hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga, Vằng vặc sao khuê, Đôi mắt màu tím, Trại Tân Bồi (từng xuất bản ở Pháp), 5 tập thơ, kịch thơ cùng rất nhiều kịch nói và ca kịch đã được dàn dựng và xuất bản, nhiều tập truyện ngắn, ký sự. Song có lẽ Hoàng Công Khanh thực sự tỏa sáng ở thể loại kịch dù số lượng những vở diễn của ông được dàn dựng không nhiều.

Từ năm 1953, vở kịch Bến nước Ngũ Bồ nói về lòng yêu nước của những người nông dân vô danh đã gây ấn tượng mạnh với khán giả sau khi công diễn tại Đại hội văn nghệ và chương trình Dạ hội thi ca nhạc kịch. Năm 1957, vở kịch được dàn dựng lại và công diễn tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn. Nửa năm sau ngày ra mắt, khán giả và giới chuyên môn vẫn còn tranh luận về tác phẩm kịch thơ đặc biệt này. Năm 1994, vở kich được ban nhạc Hồn nước tại Mỹ dàn dựng và công diễn trên sân khấu California gây tiếng vang tốt đối với người Việt tại đây. Năm 1997, vở kịch Hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga cũng nhận giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

Từ bóng tối ra ánh sáng

Thế  nhưng Hoàng Công Khanh vẫn là một tác giả sống lặng lẽ, không mấy ai nhắc đến. Tuổi già, sức yếu, vợ mất, bốn cô con gái đi lấy chồng, ông ở một mình trong căn hộ tầng 1 tại khu tập thể Phương Mai. Thi thoảng, có cô cháu qua lại cơm nước, không thì ông đi bộ mấy bước ra ngõ ăn cơm bụi.

 

Mô tả ảnh.
Cảnh trong vở cải lương Cung phi Điểm Bích. Ảnh: T.H

Ít ai biết, ông vẫn ngày đêm say mê sáng tác và sửa chữa lại những tác phẩm đã viết từ lâu. Mắt kém nhưng ông vẫn học vi tính, vì thế phải ghé sát vào màn hình đọc hướng dẫn và lấy từ điển Anh - Việt ra tra từ mới.

Cuộc sống cứ âm thầm trôi đi, cho đến một ngày, giới sân khấu xôn xao khi vở kịch thơ Cung phi Điểm Bích của ông được nữ đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai dàn dựng trên sân khấu cải lương và liên tiếp nhận các giải thưởng trong năm 2007, 2008. Ông già gần 90 tuổi Hoàng Công Khanh lúc này tai đã nghễnh ngãng song luôn phải trả lời những cuộc gọi điện thoại gọi đến từ các tỉnh xa xin phép được tiếp tục dựng vở kịch thơ này. Chính Hoàng Công Khanh cũng không ngờ, mình được “lôi ra ánh sáng” nhờ nàng Điểm Bích vì trước đó, ông cứ nằng nặc không cho phép chuyển tác phẩm kịch thơ mà mình vô cùng yêu quý thành cải lương.

 

Mô tả ảnh.
Nhà văn Hoàng Công Khanh (giữa) cùng diễn viên Thanh Thanh Hiền và đạo diễn Doãn Hoàng Giang.

Sau thành công của Cung phi Điểm Bích, vở kịch nổi tiếng Bến nước Ngũ Bồ của ông cũng có cơ hội trở lại sàn diễn dưới bàn tay của đạo diễn Quỳnh Mai. Cả hai vở đều thành công ngoài sức tưởng tưởng. Đạo diễn Quỳnh Mai còn dự định tổ chức một chương trình mang tên Đêm Hoàng Công Khanh thật hoành tráng tại Nhà hát Lớn. Biết vậy, giới sân khấu trầm trồ: một món quà ý nghĩa cho bác Khanh sau nhiều năm khốn khó. Nghệ sĩ Lê Chức thì cho rằng: “đã đến lúc trả lại vị trí đích thực cho nhà viết kịch Hoàng Công Khanh trên sân khấu Việt Nam”.

Thế nhưng, vì nhiều lý do khách quan,  mãi vẫn không thấy Đêm Hoàng Công Khanh hoàng tráng đâu dù Cung phi Điểm BíchBến nước Ngũ Bồ luôn rất ăn khách tại các sân khấu ngoài trời nơi miền quê. Giờ đây, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh đã đi xa mãi mãi, liệu những người yêu quý ông có cơ hội để  trả lại vị trí đích thực cho ông trên sân khấu như mong muốn bấy lâu?

 

Nhà văn Hoàng Công Khanh sinh năm 1922 tại Hải Phòng, hội viên Hội nhà văn Việt Nam trút hơi thở cuối cùng vào ngày 05.5 tại Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức từ 7h30 đến 9h00 ngày 8.5 tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

 

                                                                      Theo VietNamnet

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục