Một trong những chương trình chính rất được kỳ vọng trong Festival Huế năm nay là tác phẩm sân khấu hóa diễn xướng nghệ thuật truyền thống “Hơi thở của nước” do Công ty truyền thông Vẻ đẹp Việt sản xuất, kịch bản của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng và nhà văn Trần Ngọc Linh, tổng đạo diễn Lương Tử Đức. Chương trình được biểu diễn vào ba tối 6, 9 và 11/6.

 

Đây là chương trình rất lãng mạn và sâu lắng nhằm tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhã nhạc, ca Huế, ca trù danh tiếng cùng một số làn điệu mẫu mực của các loại hình nhạc dân tộc này. Sân khấu được thiết kế trên mặt nước hồ Tĩnh Tâm.

Trên khán đài hồ Tịnh Tâm và cả ở hai con đường ven hồ, khán giả trong hơn 70 phút dường như đã được nhẹ nhõm, miên man cùng tinh thần sống của người xưa vọng về, hiện ra qua dân ca, cổ nhạc dân tộc.

Không một lời thoại, chỉ có những âm thanh của tình yêu, nỗi nhớ mong và hình ảnh đời sống văn hóa lúa nước bay lên. Câu chuyện tình yêu vĩnh hằng của người Việt cất giấu trong văn hóa truyền thống, đã được hồ Tịnh Tâm kể lại, bằng chính hơi thở của hồ nước, một hồ nước của tinh thần văn hóa, nghệ thuật, khi chúng ta trở về thanh tịnh.

Màn đầu tiên: Mỹ nhân hiện ra từ nước. Ảnh: Vũ Kiên.

Tổng đạo diễn Lương Tử Đức tâm sự:Trong suốt quá trình làm việc, trao đổi với nhạc sĩ, biên đạo múa, nghệ sĩ, diễn viên…, tôi luôn nói, hãy hình dung đây là một giấc mơ – một giấc mơ hiện ra từ nước! Hãy diễn, hãy hát bằng tất cả sự trong trẻo và hồn hậu của lòng mình”.

Còn theo đồng tác giả kịch bản – nhà báo, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, một trong những cách tôn vinh di sản ý nghĩa nhất, chính là lắng nghe và để những thanh âm của di sản vang lên một cách chân thực: “Ở tác phẩm “Hơi thở của nước”, chúng tôi xây dựng một cốt chuyện mơ hồ về mối tình một người con gái đẹp miền Kinh Bắc tiến cung, được hồi tưởng lại từ tấm gương hồ lộng lẫy sương khói. Trên mặt nước - hồn người trong trẻo và trầm lắng ấy, xúc cảm của nhớ thương và trải nghiệm được dẫn dắt qua các các phẩm tiêu biểu của chèo, ca trù, quan họ, Nhã nhạc, ca Huế trong những ấn tượng về không gian văn hóa nối từ làng quê hồn nhiên đến điện các vàng son”.

Màn diễn Tìm trăng đáy nước. Ảnh: Vũ Kiên.

Đồng tác giả kịch bản, nhà văn trẻ Trần Ngọc Linh - Giám đốc Công ty Vẻ Đẹp Việt - đơn vị tổ chức thực hiện tác phẩm, cho biết: “Hơn nửa năm cho một công trình nghệ thuật, và cả trước đó nữa, từ những ý tưởng đầu tiên, cho đến trao đổi, viết kịch bản, xây dựng phương án dàn dựng, kết nối các nghệ sĩ, tiến hành luyện tập và hợp luyện, lắp đặt sân khấu, tập trên cạn và trên sân khấu ngập nước, lắp đặt trang thiết bị, chạy lượt, tổng duyệt và biểu diễn…, một sự trôi qua dường như êm ái trên rất nhiều bộn bề. Cuối cùng thì tác phẩm đã nên hình nên vóc, và dù chưa thỏa mãn như những hình dung, mong muốn ban đầu, nhưng chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức trong sự khó khăn, thiếu thốn về điều kiện, phương tiện. Chúng tôi đang nghĩ về ý tưởng cho một tác phẩm mới với hơi thở của đồng ruộng và ở đó, những bài ca sẽ bay lên từ hồn vía của lúa gạo..”

Màn Hội làng trong "Hơi thở của nước". Ảnh: Vũ Kiên.

Chương trình “Hơi thở của nước” đã thu hút được hơn 300 diễn viên tham gia, trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng trong các thể loại nghệ thuật truyền thống như NSƯT Thanh Bình, NSƯT Đặng Công Bình, Bạch Dương, Văn Hải (ca trù), Vũ Tự Lẫm, Lệ Ngải, Minh Phức, Xuân Trường (quan họ), Thanh Tâm (ca Huế)...

Tham gia chương trình còn có CLB Nhã nhạc Phú Xuân, Dàn nhạc Nhà hát Chèo Quân đội...

Phục trang cho chương trình do nhà tạo mẫu nổi tiếng Minh Hạnh đảm nhận...

 

                                                                                       Theo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục