Qua 2 vở cải lương Câu thơ yên ngựa Điều Tam Xuân báo phu cừu trong chương trình nghệ thuật Gìn vàng giữ ngọc dự kiến ra mắt tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM) vào ngày 23, 24.7 tới, đạo diễn Vũ Minh đang hoài niệm về một vẻ đẹp của cải lương ngày xưa.

 

Đặc biệt những nghệ sĩ tham gia lần này là 5 thế hệ của đoàn Minh Tơ vang bóng một thời: NSND Thanh Tòng, NSƯT Thành Lộc, Bạch Lê và Thanh Bạch (từ Pháp), Điền Thanh (từ Úc), Bạch Long, Quế Trân, Tú Sương, Trinh Trinh...

*  PV: Ý tưởng này đến từ đâu, thưa anh?

- Đạo diễn Vũ Minh: Vừa rồi nhân dịp nghệ sĩ Bạch Lê, Thanh Bạch, Điền Thanh tập hợp toàn bộ con, cháu đưa về thăm bà ngoại Quỳnh Mai (nghệ sĩ Quỳnh Mai - mẹ NSƯT Thành Lộc, Bạch Lê, Bạch Long..., PV), mọi người có tâm nguyện là sẽ làm một chương trình kỷ niệm cho gia đình. Tôi nghĩ sao không làm một chương trình cải lương, không ngờ ý tưởng này được mọi người ủng hộ. Và sự nhiệt tình trong nghệ thuật của những nghệ sĩ gốc đoàn Minh Tơ khiến tôi không khỏi xúc động. Trên sàn tập, mọi người mồ hôi lã chã, dưới sân khấu thì ríu rít hỏi han nhau, nước mắt đỏ hoe... Trong lúc tập tuồng, nhìn hai cháu Quế Trân, Trinh Trinh quỳ trước mặt mình mà nghệ sĩ Bạch Lê cầm lòng không được, cứ khóc. Chị nói lúc ở Pháp nhớ sân khấu cứ mơ một ngày được diễn chung với con cháu, không ngờ ngày đó lại đến như thế này.

* Với Câu thơ yên ngựa và Điều Tam Xuân báo phu cừu thì một đạo diễn trẻ như anh sẽ chỉ giữ gìn hay khám phá điều gì trong nghệ thuật cải lương?

- Cách đây 5 năm, khi xem chương trình Những cánh chim không mỏi của nghệ sĩ Thanh Tòng, thấy những nghệ sĩ vẫn hát - diễn với nét thanh xuân của cải lương thời hoàng kim ngày xưa khiến tôi rất xúc động và nghĩ mình sẽ làm một chương trình như thế này. Tôi muốn giữ những hình ảnh đẹp đã khắc sâu vào lòng người của bộ môn cải lương, đồng thời khơi dậy một lần nữa để các bạn trẻ có thể nhìn thấy, và chứng minh rằng cải lương không đơn giản là một bộ môn giải trí thông thường. Tôi sẽ giữ lại mô hình cải lương cổ, cả cách sử dụng ban nhạc như các đoàn cải lương ngày trước, nhưng cũng có đôi chút thay đổi về tiết tấu, phục trang...

* Một điều đáng buồn là ngày nay có không ít nghệ sĩ cải lương vẫn vô tư hát nhép. Anh tiếp nhận điều này như thế nào?

- Tôi phản bác ngay từ đầu. Cũng có nhiều nghệ sĩ sợ không đủ hơi cho một câu vọng cổ, nhưng tôi nghĩ rằng thà cứ hát như vậy mà khán giả thương. Bởi vì họ hát nhép sẽ có khán giả nhận ra ngay. Hát nhép sẽ giết chết những cảm xúc của khán giả. Nhìn những nghệ sĩ ngày xưa xem, họ đứng gần ba giờ đồng hồ trên sân khấu, hát, diễn thở hồng hộc. Nhưng chính những khoảnh khắc đó những người nghệ sĩ đã hát với khán giả bằng hơi thở và bằng cả trái tim...

* Lần đầu tiên, 5 thế hệ cải lương cùng đứng chung trên một sân khấu sẽ có gì đặc biệt? Khán giả sẽ được thưởng thức điều gì trong hai vở Câu thơ yên ngựa và Điều Tam Xuân báo phu cừu?

- Tôi nghĩ NSƯT Thành Lộc là một trong những điểm nhấn đặc biệt của chương trình này. Anh và nghệ sĩ Trường Sơn sẽ cùng đóng chung vai Lý Đạo Thành trong vở Câu thơ yên ngựa. Thật ra nghệ sĩ Trường Sơn đã quá nổi tiếng với vai Lý Đạo Thành, còn nghệ sĩ Thành Lộc đã nổi tiếng trên sân khấu kịch nói, song đây là lần đầu anh đóng trọn vẹn một vở cải lương. Tuy vào chung một vai trong cùng một vở diễn, nhưng nghệ sĩ Trường Sơn và Thành Lộc sẽ có cách khai thác khác nhau, tôi nghĩ khán giả có cái đáng xem. Còn lại, 5 thế hệ cải lương cùng diễn chung cũng sẽ mang lại một cảm giác thật đặc biệt. 

Theo TTO

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục