Hôm qua 15-9, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đối thoại trực tuyến “Thăng Long – Hà Nội: Hiện tại và tương lai”. Cuộc đối thoại đã gợi mở rất nhiều vấn đề về gìn giữ phát huy giá trị di sản Thăng Long – Hà Nội để Hà Nội xứng tầm là thủ đô văn minh hiện đại trái tim của cả nước.

 

Tại cuộc đối thoại, trả lời về việc bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong quá trình phát triển, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não của cả nước nên yêu cầu phát triển đối với thủ đô càng cao hơn. Vấn đề giữ gìn bản sắc với hội nhập và phát triển không hề mâu thuẫn nhau. Trái lại, nếu giữ được bản sắc, đó là cơ sở để hội nhập sâu và phát triển bền vững.

Điều quan trọng lúc này là các nhà chiến lược phát triển thủ đô phải có cái nhìn tổng thể, giải bài toán phát triển bền vững và hài hòa, có quy hoạch đúng và quản lý tốt. Giữ được bản sắc là phải giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp và đây chính là cơ sở cho quá trình phát triển bền vững.

“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội theo quan niệm của UNESCO là có giá trị đại diện chung cho lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích này đã được xác nhận là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng và là trung tâm quyền lực chính trị trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ cho đến nay.

Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần 1.000 năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục lâu dài của sự phát triển chính trị, văn hóa như khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội...”, GS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.

Trả lời câu hỏi: liệu Hà Nội 1.000 năm sau sẽ như thế nào? PGS.TS Trần Trọng Hanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Kiến trúc Việt Nam cho rằng, điều này tùy thuộc vào chính các thế hệ hôm nay. Chúng ta cần xác định một chiến lược phát triển bền vững cho Hà Nội. Tương lai thủ đô Hà Nội sẽ là một đô thị sinh thái cân bằng và thân thiện với môi trường thiên nhiên, có hàm lượng văn hóa cao, lối sống trong lành, nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức và trở thành “nơi chốn hạnh phúc”, đầy sức quyến rũ đối với mọi người.

1.000 năm sau, để bảo tồn được Hà Nội phát triển hài hòa sẽ cần đến một mô hình đô thị vùng gắn kết giữa thủ đô hiện nay với các vùng lân cận như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, đặc biệt tiến ra biển kết nối với Hải Phòng thông qua 3 hành lang lớn: quốc lộ 18, quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

“Để giữ gìn những bản sắc, cần áp dụng một số giải pháp như: đánh giá kiểm kê và xếp hạng các di sản văn hóa lịch sử và các di tích kiến trúc; có quy hoạch tổng thể và chi tiết về các di sản đô thị và di sản kiến trúc; thiết kế đô thị gắn với các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết; huy động các nguồn vốn, các nguồn lực để đầu tư bảo tồn tôn tạo và phát triển; ban hành các chế tài cương quyết để xử lý các vi phạm; giáo dục ý thức công dân hiểu trân trọng và tự giác bảo tồn các nhân tố tạo nên các nét đặc trưng của Hà Nội”, PGS.TS Trần Trọng Hanh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, sự phát triển của Hà Nội có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với các địa phương, các vùng, gắn với sự phát triển chung của vùng, của đất nước và của thế giới. Đây là vấn đề tất yếu trong quá trình phát triển. Sự phát triển này phải đặt trong sự phát triển của địa phương, của vùng, của đất nước và cả của thế giới.

“Trong chiến lược quy hoạch phát triển của đất nước, Hà Nội bao giờ cũng được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của Hà Nội sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của vùng, của đất nước”, TS Nguyễn Đình Dương khẳng định.

Trần Bình

Với tổng mức đầu tư gần 37 tỷ đồng, ngày 15-9, lễ khánh thành và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long cho Dự án tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích đình Kim Liên phường Phương Liên đã được tổ chức. Dự án khởi công xây dựng tháng 10-2008, trong đó giá trị xây lắp là 12,15 tỷ đồng, chi phí thiết bị 775 triệu đồng...

Đình Kim Liên là một trong tứ trấn Thăng Long thờ Cao Sơn Đại Vương. Trên tấm bia đá hiện còn lưu giữ tại đây có bài tựa “Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh”, do sử thần Lê Trung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Tương truyền, thần có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê.

Về con đường gốm sứ ven sông Hồng, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, tác giả công trình cho biết, những vết nứt xuất hiện gần đây trên công trình đã được sửa chữa kịp thời. Dự kiến, ngày 5-10, con đường  gốm sứ ven sông Hồng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ đón nhận kỷ lục Guinness dành cho bức tranh gốm sứ dài nhất thế giới.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục