Bức thư pháp

Bức thư pháp "Chiếu dời đô" sẽ ra mắt tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Bức thư pháp “Chiếu dời đô” mạ vàng gắn trên khung gỗ có kích thước 458cm x 385cm, được chế tác từ 7 tấn gỗ nguyên khối sẽ chính thức ra mắt người dân Thủ đô tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào sáng ngày 2/10/2010.

Tác phẩm này có thể xem được cả hai mặt. Mặt trước trình bày nguyên bản chữ Hán “Chiếu dời đô,” mặt sau là bản dịch phiên âm và bản dịch ra tiếng Việt, tiếng Anh của tác phẩm này.

Phần khung của tác phẩm được làm bằng gỗ tự nhiên, phần chữ được các nghệ nhân gò tay với chất liệu là đồng, mạ vàng 9999. Chiều cao mỗi chữ là 10cm, được gắn bằng bulông nghệ thuật bắt chắc chắn trên 12 tấm gỗ hương tự nhiên quý hiếm của Việt Nam.

Đặc biệt, phần nền được tạo thành bằng 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng của bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông với mong muốn tác phẩm sẽ “thuận” theo sự tuần hoàn của thời gian, để có thể tồn tại vĩnh hằng với vũ trụ.

Đây là bản sao lớn nhất của “Thiên đô chiếu - Chiếu dời đô” do Hoàng đế Lý Thái Tổ viết năm 1010, một tác phẩm chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một áng văn bất hủ thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vị vua sáng lập triều Lý - triều đại mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự chủ vững chắc, dần tiến đến thái bình thịnh trị của nước Việt Nam.

Tác phẩm do văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Câu lạc bộ thư pháp, Hiệp hội làng nghề việt Nam, Công ty Celadon và các nghệ nhân Việt Nam phối hợp thực hiện nhằm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.

                                                                                        Theo TTXVN

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục