Đoàn Hòa Bình giới thiệu đến bạn bè đặc sản rượu cần trong khuôn khổ các hoạt động diễn ra tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam trong dịp mở cổng làng.

Đoàn Hòa Bình giới thiệu đến bạn bè đặc sản rượu cần trong khuôn khổ các hoạt động diễn ra tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam trong dịp mở cổng làng.

(HBĐT) - Thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chỉ còn tính bằng giờ, hoà chung với không khí tưng bừng trên khắp cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đang cùng hướng về trái tim của nước Việt, hát vang bản anh hùng ca lịch sử truyền thống dựng nước giữ nước và đón chờ giây phút linh thiêng thủ đô văn hiến tròn một ngàn năm tuổi!

 

Để chuẩn bị cho Đại lễ, từ ngày 25/9/2008, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2066/QĐ - UBND Ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để Sở VH - TT - DL và các ban ngành liên quan tổ chức, thực hiện các hoạt động hướng về Đại lễ. Ngay trong tháng 10/2008, đoàn cán bộ diễn viên đại diện cho các dân tộc anh em tỉnh Hoà Bình đã tham dự Giao lưu Bản sắc các vùng miền toàn quốc hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 2009, các cấp, các ngành đã phát động nhiều đợt thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong đó đẩy mạnh sôi nổi các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng và đội thông tin lưu động, hệ thống pa nô, khẩu hiệu trên địa bàn toàn tỉnh. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... thường xuyên được tổ chức tạo đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh cho nhân dân. Hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh có nhiều tiết mục hướng về Hà Nội, ca ngợi thủ đô ngàn năm văn hiến.

 

Bước sang năm 2010, hoạt động hướng về Đại lễ tiếp tục được tỉnh ta đẩy mạnh. Nhiều ngày lễ lớn trong năm được tổ chức mít tinh kỷ niệm... long trọng. Hoạt động thi đua, yêu nước diễn ra sôi nổi, đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Các hội thi, hội diễn, hoạt động giao lưu, thi tìm kiểu kiến thức... với chủ đề “1000 năm Thăng Long - Hà Nội” được tổ chức sôi nổi trên diện rộng. Đặc biệt chú trọng việc tổ chức lực lượng và xây dựng các chương trình tham gia Đại lễ. Cùng với hơn 30 tỉnh thành phía Bắc, đoàn Hoà Bình đã đăng kí tham gia “Lễ hội giao lưu văn hoá vùng miền các dân tộc Việt Nam”. Để chuẩn bị cho hoạt động này, từ nhiều tháng qua, ngành văn hoá đã phối hợp với các địa phương tuyển chọn nhân lực - vật lực để sẵn sàng cho việc tham gia lễ hội với các nội dung: triển lãm giới thiệu đặc trưng văn hoá vùng miền, trình diễn nghệ thuật truyền thống - trò chơi dân gian, trình diễn trang phục truyền thống, giới thiệu văn hoá ẩm thực....

 

Gần đây nhất, đoàn Hoà Bình đã tham gia tích cực vào các hoạt động tại Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những điểm nhấn trong chuỗi sự kiện chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đến với Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam, bà con đồng bào dân tộc Mường - Hoà Bình đã về với làng từ trước đó nhiều ngày. Háo hức chuẩn bị dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón khách. Rất nhiêù đồ vật như cây sáo ôi, cung, nỏ cho đến ống nứa để làm cơm lam, vò rượu cần... đã được bà con kỳ công mang về đây, bày biện và giới thiệu đến các dân tộc anh em.

 

Tiếp đón bạn bè, khách tham quan trong không gian truyền thống của văn hoá Mường giữa lòng Hà Nội, ông Đỗ Văn Hạnh - Phó giám đốc Sở VH - TT - DL hồ hởi: “Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi tôn vinh, bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây lại là công trình lớn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ý thức được tầm quan trọng này nên đoàn Hoà Bình đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với mong muốn có thể giới thiệu cùng bè bạn những nét đặc sắc của văn hoá Mường truyền thống, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc”. Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng tại khu vực hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) với tổng diện tích 1.544 ha, trong đó có 606 ha mặt đất và 939 ha mặt nước, gồm 12 dự án thành phần, 8 khu chức năng. Sau khi hoàn thành, Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là trung tâm hoạt động văn hoá tầm cỡ quốc gia, một bảo tàng ngoài trời sống động, tái hiện, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc Việt Nam. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và tổ chức Lễ khai trương và gắn biển “Công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” vào ngày 19/9 vừa qua. Tỉnh Hoà Bình vinh dự có làng người Mường trong Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam. Làng người Mường sẽ là một mô hình khép kín với những nét đặc trưng của văn hóa Mường từ nhà ở, vật dụng, trang phục, nghi lễ ma chay cưới xin.... Hiện nay, các nhà nghiên cứu văn hoá Mường, các nghệ nhân và bà con dân tộc Mường tỉnh ta...đang tích cực đóng góp ý kiến, tham gia vào việc xây dựng làng Mường.

 

Trong khuôn khổ những hoạt động diễn ra tại Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đoàn Hoà Bình đã nổi lên với những phần tham gia ấn tượng. Dàn cồng chiêng trầm hùng của các thiếu nữ Mường Hòa Bình duyên dáng đã mở đầu Lễ mở cổng làng đầy long trọng và ý nghĩa. Trong Lễ khai trương diễn ra vào tối 19/9, tiết mục dân ca Mường của đội văn nghệ xã Sủ Ngòi, thành phố Hoà Bình tiếp tục được chọn mở màn cho phần biểu diễn văn hoá văn nghệ đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc, vùng miền cả nước. Trước đó, đoàn nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường Hoà Bình đã tham gia giao lưu văn hoá nghệ thuật, giới thiệu văn hoá rượu cần, trang phục truyền thống với các đoàn bạn.

 

Trao đổi về những hoạt động của tỉnh Hoà Bình hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Đỗ Văn Hạnh cho biết thêm: “Tham gia vào hoạt động của Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam chỉ là một trong số những hoạt động lớn của nhân dân Hoà Bình hướng về Đại lễ. Vì trên thực tế, các hoạt động hướng về Đại lễ đã diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh trong suốt thời gian từ cuối năm 2008 đến nay”.

 

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Đại lễ, hoà vào không khí khẩn trương của thủ đô Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, tỉnh ta đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng để mừng thủ đô ngàn năm tuổi. Đoạn gốm sứ dài 25m, cao 2m với những hình ảnh đặc trưng về mảnh đất Hoà Bình tươi đẹp đang bước vào những công đoạn cuối cùng. Nằm ở vị trí rất đẹp tại ngay gần chân cầu Chương Dương, đoạn đường gốm sứ với những hoạ tiết như trống đồng, cồng chiêng, trang phục dân tộc, các điệu múa truyền thống... của người dân Hoà Bình sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nét đẹp của “Con đường gốm sứ chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Cùng lúc này ở mảnh đất thôn Nhân Hoà (xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ), nghệ nhân Nguyễn Văn Nam cũng đang hoàn thiện những đường nét uốn tỉa cuối cùng để chuyển 1000 con rồng tre về trưng bày tại Hà Nội trong dịp Đại lễ. Bên cạnh đó, để giúp người dân có thể xem truyền hình trực tiếp các hoạt động, Sở VH - TT - DL đang triển khai kế hoạch trang bị màn hình chiếu ngoài trời tại khu vực Cung văn hoá tỉnh để phục vụ nhân dân.

 

 

                                                                   Dương Liễu

 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục