- Người ta cứ gọi Lê Minh Sơn là "gã nhà quê", tiếp xúc mới thấy anh thật nồng nàn, bốc lửa, say đắm như cây đàn guitar. Sắp tới, Lê Minh Sơn sẽ mang những ca khúc "nhà quê" và nhiều bản hòa tấu guitar flamenco vào liveshow "Lê Minh Sơn - Guitar cho ta", diễn ra đúng ngày 1-1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, để "mở hàng" năm mới cho âm nhạc Việt. Anh có cuộc trò chuyện với Hànộimới trong những ngày tất bật chuẩn bị.

 

- Gần đây, thấy anh hay làm liveshow về Hà Nội, lần này quay về với làng quê chứ?

- Chương trình của tôi gồm 2 phần. Phần đầu là những bản hòa tấu guitar flamenco rất bốc lửa, chơi đến bật móng tay của ban nhạc "Sơn Flamenco". Còn phần sau sẽ mang đến những ca khúc tôi viết, có cả sáng tác mới như "Kiến lửa", "Châu chấu đỏ đầu", "Nhìn em để thấy", "Góc nhỏ riêng em"… do Thanh Lam, Tùng Dương, Hà Linh thể hiện. Vẫn là cái "chất" nhà quê ấy.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn.

- Số đông khán giả thường đi nghe một show ca nhạc, chứ không mấy tìm đến một show guitar. Anh có tự tin để làm chương trình có một nửa là guitar không?

- Tôi ngại chỗ đông, đôi khi mang lại cho mình sự mệt mỏi. Tôi thích số ít, là những người yêu âm nhạc của mình thật. Vả lại, guitar hấp dẫn lắm chứ. Nó hấp dẫn chính tôi và cả khán giả của tôi. Đấy là một "món ăn" không thể thiếu được trong 11 đêm nhạc tôi từng làm từ năm 2000 đến giờ. Phần guitar bao giờ cũng rực lửa, bùng nổ nhất. Tôi có một lượng khán giả yêu guitar còn hơn cả những người chỉ biết có "Bên bờ ao nhà mình", "Chuồn chuồn ớt"… cơ. Và tôi chỉ tự tin khi bên cây đàn guitar thôi.

- Lê Minh Sơn nổi tiếng với các sáng tác dân gian đương đại. Gần đây một số ý kiến cho rằng những sáng tác này đã dần nhàm. Sau đây, anh có chuyển hướng sáng tác của mình không?

- Không. Tôi vốn ví mình là một quả sấu. Vậy, tại sao lại cứ bắt tôi thành quả hồng? Tôi sợ nhất những người cứ thoắt thế này, thoắt thế kia. Bởi họ chưa hình thành "chất", họ hoang mang, họ như một cốc thập cẩm. Tác giả là người có một ngôn ngữ biểu cảm riêng. Ví dụ, Nguyễn Cường, cái "thổ" của ông ấy là Tây Nguyên rồi. Cái Tây Nguyên của ông không thể lẫn với người khác được. Cái nhà quê của Lê Minh Sơn không thể tự nhiên là có. Cây đa, giếng nước, sân đình… vẫn đấy từ bao đời nay, nhưng "Ôi quê tôi", "À í a" nghe lạ không? Tôi muốn làm cho quả sấu mình ngày càng chua, thế mới đúng là quả sấu.

- Vâng, anh cứ là quả sấu, nhưng sao nhiều nhạc sĩ, ca sĩ nói chuyện làm mới mình thế?

- Làm mới khó lắm. Đôi khi vừa ra đời đã thành cũ. Cái mới là kế thừa cái cũ, chứ nó không phải là cái lạ. Nó có những nhánh rẽ riêng. Nhiều người đi trên một con đường, nhưng mỗi tác giả lại có một ngôn ngữ biểu cảm. Thế nên đó không phải là sự "đánh cắp" không gian âm nhạc mà người khác đã tạo dấu ấn. Đó là sự hướng đến tinh thần ấy nhưng tìm ra "chất" riêng. Tự tôi cũng vậy.

- Lê Minh Sơn ở phố bao nhiêu năm, sao vẫn viết được nhiều về làng quê, côn trùng, sự vật ở quê thế?

- Chính vì ở phố tôi mới viết về quê được chứ. Như mình không phải người Huế, đi qua Huế mới thấy Huế đẹp. Mình xa người con gái, mình mới thấy nhớ thế!

- Cảm ơn anh và chúc anh khởi đầu năm mới thành công!

 

                                                                             Theo HaNoiMoi

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục