Điện ảnh Việt đầu năm đã sôi động, nhưng chưa phải bởi những giải thưởng hay các bộ phim đình đám mà bởi những nghi án đạo phim. Mỗi nhà sản xuất, mỗi đạo diễn nói một kiểu và đổ lỗi cho nhau.

 

Victor Vũ là cái tên không xa lạ với điện ảnh Việt Nam. Là một đạo diễn Việt kiều được ca ngợi có tài và tư duy điện ảnh mới, Victor Vũ đã mang một luồng gió mới cho khán giả Việt khi trình làng bộ phim “Giao lộ định mệnh”. Mới đây nhất là bộ phim ăn khách nhất trong dịp Tết vừa qua – “Cô dâu đại chiến” do hãng BHD phát hành. Tuy nhiên, trớ trêu là cả hai bộ phim này đều bị cho là “đạo” phim. Thực hư câu chuyện này thế nào?

Có đạo hay không? Xem phim sẽ rõ

Trong khi dư luận đang um xùm, chưa biết đâu là sự thật của những nghi án “đạo” phim, phía Saiga Films – đơn vị sản xuất 2 bộ phim “Giao lộ định mệnh” và “Cô dâu đại chiến” đang tham dự giải Cánh diều vàng đã lên tiếng về việc hai phim này cùng bị cho là “đạo” phim.

Về phim “Giao lộ định mệnh” (bị coi là giống với phim Shattared của Mỹ), đơn vị này cho biết, họ không nhận được bất cứ công văn hay đơn kiện chính thức của tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước nào về kịch bản “Giao lộ định mệnh” đã vi phạm bản quyền tác giả… Vì thế, họ có đầy đủ tư cách và pháp lý để gửi “Giao lộ định mệnh” tham gia bất cứ liên hoan phim hoặc giải thưởng trong và ngoài nước nào.

Xin thề anh nói thật cũng có một nhân vật đào hoa là Phan Vũ (Danh Tùng)
Xin thề anh nói thật cũng có một nhân vật đào hoa là Phan Vũ (Danh Tùng)

“Giao lộ định mệnh” của Victor Vũ dính nghi án “đạo” phim từ cuối năm ngoái và bùng lên đầu năm nay khi phim này vẫn tham dự giải “Cánh diều vàng”. Tuy đã có một số xác minh về việc không có tổ chức, cá nhân nào kiện nhà sản xuất “Giao lộ định mệnh” nhưng nhiều người vẫn không khỏi nghi ngại khi phim này giống Shattared đến cả chi tiết, âm thanh, tình huống…

Còn về phim “Cô dâu đại chiến” “nhái” ý tưởng kịch bản của phim “Xin thề anh nói thật”, Saiga Films cho rằng: “Rất có khả năng các cá nhân này đang sử dụng sự việc trên như là một công cụ gây sự chú ý của công chúng đến các tác phẩm sắp ra mắt”.

Đơn vị này cũng cho biết, việc hai bộ phim giống nhau hay không thì cứ xem cả hai phim sẽ rõ. Với những tác phẩm nghệ thuật, khán giả là quan tòa công minh nhất.

Còn anh chàng đào hoa của “Cô dâu đại chiến” là Thái (Huy Khánh)
Còn anh chàng đào hoa của “Cô dâu đại chiến” là Thái (Huy Khánh)

Đạo diễn Victor Vũ cũng cho rằng đây có thể là chỉ một chiêu PR cho bộ phim chuẩn bị lên sóng. Anh còn rất thẳng thắn khi nói rằng: “Tôi không biết họ là ai nhưng tôi sẵn sàng gặp họ để làm rõ mọi chuyện”.

Về phía “Xin thề anh nói thật”, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói rằng, chuyện “đạo” ý tưởng kịch bản không có gì là lạ ở Việt Nam và nội dung hai phim này có sự trùng lặp. Khi nào phim lên sóng sẽ rõ.

Trong khi đó, tác giả kịch bản Quỳnh Trang thì vẫn giữ thái độ không bày tỏ, không chia sẻ, không thanh minh hay phản biện bất cứ điều gì. Chị nhất định cho rằng cứ xem phim trước đã rồi sẽ biết sự thật phim nào đạo phim nào!

“Cô dâu đại chiến” và “Xin thề anh nói thật” đều xuất phát từ ý tưởng một anh chàng đào hoa yêu một lúc nhiều cô gái. Mỗi người anh đều thích ở một nét tính cách nào đó nhưng chưa phải là hình mẫu hoàn hảo của anh chàng này.

Tuy nhiên, theo một số nhà biên kịch, việc có những ý tưởng trùng nhau là không phải hiếm và chưa thể coi là “đạo” phim. “Đạo” phim chỉ được tính khi các tình tiết diễn biến sau đó hay sự phát triển tính cách các nhân vật cũng giống nhau.

Có hay không chiêu PR?

Các nghi án “đạo” phim um xùm hơn khi các phim này đều tham dự giải “Cánh diều vàng” năm nay. Lý giải về việc nhận những phim này tham gia tranh giải, bà Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam - Phó trưởng Ban Tổ chức giải thưởng Cánh diều vàng 2010 cho biết: “Phim là tâm huyết của các đạo diễn và khi họ gửi đến, chúng tôi cứ nhận đã. Sau khi nhận, Hội mới tổ chức xem xét, đánh giá và chọn lựa những bộ phim đủ tiêu chuẩn tham gia tranh giải. Mỗi bộ phim không chỉ là sinh mệnh của đạo diễn, của cả đoàn phim mà còn là danh dự của hãng sản xuất phim”.

“Giao lộ định mệnh” còn chờ phán xét
“Giao lộ định mệnh” còn chờ phán xét

Buổi họp kín của Hội điện ảnh và Ban tổ chức giải Cánh diều vàng để quyết định xem “Giao lộ định mệnh” có tiếp tục được tranh giải hay không đã diễn ra vào chiều 4.3. Việc dính nghi án “đạo” phim đã đặt BTC giải vào một tình thế khó khi bị nhiều người lên án rằng, phim nhái sao lại vẫn nhận. Tuy nhiên, theo lý giải của bà Hồng Ngát, nhận thì cứ nhận, sau đó mới xem xét và đánh giá.

Hơn nữa, thời điểm “Giao lộ định mệnh” đăng ký tham dự tranh giải ở hạng mục phim nhựa của Cánh Diều Vàng, Hội Điện ảnh không nhận văn bản nào của người sở hữu phim “Shattered” ở Mỹ hoặc cơ quan thứ ba có liên quan ở Việt Nam về việc đạo diễn Victor Vũ “đạo” phim.

Trường hợp của “Cô dâu đại chiến” và “Xin thề anh nói thật”, nhiều ý kiến gay gắt cho rằng, đây chỉ là chiêu PR để câu khách cho phim. Nhất là vào thời điểm các bộ phim đang tranh giải Cánh diều vàng thì sẽ được chú ý nhiều hơn. PR để câu khách là chuyện nên làm nếu được làm một cách bài bản và minh bạch. Sự phán xét cuối cùng vẫn thuộc về khán giả sau khi được …xem phim!

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục