Từ đầu năm 2011 đến nay, việc tăng giá khiến người mua hàng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”. Nhiều loại hàng hóa đã được đưa vào dạng “cắt giảm” của các hộ gia đình. Trong bối cảnh đó, sách cũng không phải ngoại lệ.

  • Nhà làm sách lo lắng

“Gay go lắm” đó là nhận xét về tình hình làm sách hiện nay của ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ. Theo ông Nhựt, bây giờ giá gì cũng lên, giá giấy lên, giá in lên, giá mực lên… Tất cả đặt một gánh nặng lên vai NXB khi phải giải bài toán cân đối giá cả sao cho giá sách không tăng quá cao gây ảnh hưởng đến sức mua của bạn đọc.

Tại NXB Kim Đồng, anh Cao Xuân Sơn đại diện NXB khu vực phía Nam than thở: “Từ đầu năm đến nay giá giấy đã tăng đến 3 lần. Giá cả tăng nhanh đến nỗi mà NXB không kịp thay đổi giá sách. Từ sau tết đến nay NXB đã hai lần chuẩn bị đề án tăng giá sách nhưng đề án chưa kịp áp dụng, thì giá lại tăng lại phải làm đề án mới”.

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty Trí Việt (FirstNews) cũng cho biết “Cuốn sách mới nhất của chúng tôi hiện nay là cuốn hồi ký Chân trần chí thép được thực hiện đúng thời điểm giá tăng. Ngoài việc phải lo vấn đề bản quyền, chi phí mời tác giả qua Việt Nam tham gia giới thiệu sách… giờ còn phải căng thẳng lo cân đối sao cho giá sách không tăng để bạn đọc có thể mua được”.

Tình hình chung cũng đang diễn ra với các đơn vị thực hiện sách khác, tuy nhiên hiện nay cũng phải ghi nhận là đang có sự nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau giữa một số đơn vị như các NXB, người làm sách thì cố kìm giá ở mức có thể, nhà in dù buộc phải tăng giá giấy, giá vật liệu do đầu vào tăng nhưng cũng cố giữ giá công in không tăng.

Chờ đợi các đợt sách giảm giá cũng là một cách thỏa mãn nhu cầu đọc sách mùa “bão giá” của bạn đọc.

  • Sức mua sách giảm?

Khác với người làm sách, người bán sách lại có phần thong dong hơn dù là sự thong dong trước cơn bão. Ông Phạm Minh Thuận, Tổng giám đốc Công ty cổ phần PHS TPHCM cho biết: “Sách là mặt hàng nằm ở vòng tăng giá thứ 3, giá xăng dầu tăng xong đến giá giấy giá in tăng sau đó mới đến giá sách tăng. Hiện nay sách bán ở các nhà sách vẫn là sách sản xuất trước thời điểm tăng giá nên giá bán vẫn là giá cũ, mức ảnh hưởng chưa xuất hiện trực tiếp như ở khâu sản xuất”.

Tuy nhiên, ông Thuận cũng cảnh báo, theo tình hình hiện nay, bão giá đối với sách sẽ đến vào khoảng tháng 5 hoặc chậm nhất là tháng 6. Đó cũng chính là khoảng thời gian nóng nhất của thị trường sách mỗi năm. Năm nay, nếu khoảng thời gian này mà giá sách lại tăng nhất là tăng mạnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua từ đó ảnh hưởng trầm trọng đến thị trường kinh doanh sách trong nước.

Trên thực tế, tuy cơn bão giá cả chưa hoàn toàn ập đến thị trường sách nhưng tác động của nó thì đã có. Các loại hàng hóa nhu yếu phẩm gia tăng đã dẫn đến tình trạng siết chặt chi tiêu ở người dân. Mà trong danh mục tiết kiệm thì sách, một loại hàng hóa được coi là không có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sống hàng ngày bị xếp vào danh mục hàng đầu.

Chị Lương Anh, nhà ở phường 1 quận Gò Vấp cho biết: “Trước đây, mỗi tháng chị dành khoảng 200 ngàn đồng để mua sách cho con, cho gia đình thì nay bỏ hẳn. Chỉ mua sách nào rất cần như tài liệu tham khảo học tập, sách luyện chữ cho trẻ em… Nếu không quá cần thiết thì thôi”.

Với giới trẻ, ngay cả ở mảng sách truyện tranh vốn rất được ưa chuộng cũng bắt đầu xuất hiện sự thay đổi. Các cửa hàng cho thuê sách đông khách hơn trước, các trang web đọc sách online phát triển mạnh… 

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục