Một tiết mục biểu diễn của các thí sinh cuộc thi Sao Mai Điểm hẹn 2010 (Ảnh do chương trình cung cấp).

Một tiết mục biểu diễn của các thí sinh cuộc thi Sao Mai Điểm hẹn 2010 (Ảnh do chương trình cung cấp).

“Quan trên trông xuống, người ta trông vào”, làm sao để hài lòng tất cả là một thử thách của các nhà tổ chức, sản xuất chương trình

 

Khi sản xuất một chương trình, bài toán của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để thu hút khán giả, làm thế nào để vừa hài lòng nhà cung cấp bản quyền, vừa lòng khán giả xem truyền hình mà còn phải chuyển hóa chương trình sao cho phù hợp với khán giả dù đó có là chương trình nổi tiếng với những đặc trưng riêng của nó.

Đối đầu khó khăn


Đối với những chương trình Việt hóa từ bản gốc của nước ngoài, nhà sản xuất chương trình vừa đáp ứng yêu cầu phải “phù hợp với văn hóa, lối sống Việt” vừa không được làm mất đi tính hấp dẫn nguyên bản từ phiên bản gốc, điều đã được kiểm chứng từ thực tế ở nhiều nước. Trong mỗi bản hợp đồng cung cấp bản quyền luôn có những quy định ràng buộc phải bám sát bản quyền và quá trình diễn ra chương trình ở Việt Nam luôn có một đội ngũ giám sát (đến từ công ty cung cấp bản quyền theo dõi nhằm bảo đảm chương trình phiên bản Việt không làm ảnh hưởng đến thương hiệu mà chương trình đã gầy dựng được).
 
Các nhà sản xuất chương trình tại Việt Nam đều thừa nhận yếu tố làm nên thương hiệu của chương trình được các nhà cung cấp bản quyền quan tâm đầu tiên là “độ nóng” của chương trình. Đại diện Công ty Đông Tây Promotion khẳng định: “Áp lực lớn nhất của một nhà sản xuất khi tham gia sản xuất một chương trình giải trí truyền hình được mua bản quyền nước ngoài là làm sao để đạt được tiêu chí đặt ra của nhà cung cấp bản quyền chương trình trong việc giữ thương hiệu của chương trình gốc trong điều kiện sản xuất của mình”.

Cũng định dạng chương trình như nhau nhưng được thực hiện ở Mỹ hay một nước nào đó thì kinh phí đầu tư cho chương trình luôn ở mức khổng lồ đủ để thu hút khán giả, còn ở Việt Nam, mức đầu tư sản xuất thường rất hạn hẹp.

“Trung bình một đêm diễn khi thí sinh vào top 5 của chương trình American Idol, nhà sản xuất ước tính có khoảng 60 triệu tin nhắn bình chọn cho thí sinh. Quy đổi thành tiền thì đây là con số khủng khiếp. Trong khi đó, ở Việt Nam, lượng tin nhắn đạt mức 1 triệu lượt trong một live show đã là con số mơ ước” - đại diện nhà sản xuất Vietnam Idol mùa đầu tiên chia sẻ.

“Khoan kể đến khoản lỗ hay lời, việc làm thế nào để chương trình phiên bản Việt có sức thu hút khán giả như yêu cầu của công ty cung cấp bản quyền đã là một điều rất khó” - ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Công ty Cát Tiên Sa, nói.

Bị giám sát tứ phía

Đến nay, những người trong giới vẫn chưa quên câu chuyện bất hòa giữa nhà sản xuất với công ty cung cấp bản quyền ở mùa giải đầu cuộc thi Vietnam Idol. Vì muốn đáp ứng yêu cầu của công ty cung cấp bản quyền trong việc thu hút khán giả theo dõi chương trình, nhà sản xuất đã “viện” đến giới truyền thông bằng cách cung cấp thông tin thí sinh cũng như sắp xếp những cuộc gặp gỡ giữa truyền thông với các thí sinh nổi bật.
 
Khi phát hiện điều này, đơn vị giám sát bản quyền chương trình cực lực phản đối dẫn đến tranh cãi không nhỏ vì “mọi thông tin về thí sinh phải được giữ kín, không để báo chí gặp gỡ thí sinh riêng vì điều đó có thể dẫn đến tình trạng không công bằng về kết quả bình chọn giữa các thí sinh”.

Thực ra, đây là một quy định đúng và thể hiện sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhà sản xuất lúc ấy đứng ở giữa, một bên là nhà cung cấp bản quyền,  một bên là nhu cầu của giới truyền thông, họ không biết phải làm thế nào cho vẹn đôi đường.

Nếu chỉ biết chăm chăm lo đầu tư cho nội dung chương trình sao cho gây sốt khán giả mà xem nhẹ  đến những yếu tố xã hội khác thì nhà tổ chức lẫn sản xuất cũng dễ bị cơ quan quản lý chức năng “thổi còi”. Vietnam Idol phải gián đoạn tổ chức một năm trước khi diễn ra mùa giải thứ 3 vì cơ quan chức năng không đồng ý cho phát sóng trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV) với lý do “từ nay đến cuối năm 2008 đã có dày đặc các chương trình có nội dung tương tự trên sóng của HTV, đặc biệt là chương trình này không phù hợp với bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước…
 
Trong lúc còn rất nhiều ngày lễ lớn của đất nước, những chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị của TP cần được tổ chức phát sóng để tuyên truyền”. Tuy không nêu trong các văn bản chỉ đạo nhưng cái tên “Thần tượng âm nhạc” không được nhiều người thuộc cơ quan quản lý văn hóa đồng tình.

Đến khi hệ thống nhân sự tổ chức và nhà sản xuất chương trình thay đổi, trong đó quyền tổ chức và sản xuất chuyển từ HTV, Đông Tây Promotion sang Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty BHD, chương trình được phát sóng hai tập mỗi tuần trên sóng VTV6 của với lý do “VTV6 là kênh thanh thiếu niên và Vietnam Idol phù hợp với VTV6 hơn so với các kênh truyền hình khác”.

Cũng may là chương trình kết thúc tốt đẹp, Vietnam Idol 2010 nhận được Giải Cống hiến chương trình của năm 2010 nên cái tên “Thần tượng âm nhạc” không còn là vấn đề.
 
Truyền thông, con dao hai lưỡi 

Các nhà tổ chức thừa nhận truyền thông là một thành phần không thể thiếu trong dây chuyền tổ chức thành công các chương trình truyền hình có tính tương tác cao: Nhà tổ chức - truyền thông - khán giả. Nhưng truyền thông cũng như con dao hai lưỡi, dễ dàng gây “sát thương” người sử dụng nó nếu không cẩn thận.

Bên cạnh những thông tin do mình cố tình tung “tin ăn khách” để thu hút giới truyền thông, không ít lần, nhà sản xuất điêu đứng do những thông tin mà giới truyền thông tự tìm kiếm tung lên.
 
Ở cuộc thi Vietnam’s next top model, tuân thủ mọi quy định của công ty cung cấp bản quyền, nhà đầu tư luôn ở tư thế phòng thủ với giới truyền thông khi được đề cập việc cung cấp thông tin. Nhưng rồi một thí sinh có quan hệ với một phóng viên đã gọi điện phàn nàn về điều kiện ăn ở của thí sinh, những cáo buộc giữa các thí sinh với nhau đã khiến cho cuộc thi  rơi vào cuộc khẩu chiến ngoài mong đợi trên các mặt báo.
 
 Những vụ xì- căng- đan đình đám trên các mặt báo ngay giữa cuộc thi Vietnam Idol 2010 đã khiến cho nhà tổ chức phải mướt mồ hôi đi giải quyết. Trong những trường hợp này, nhà sản xuất chương trình phải mất công mất sức tổ chức nhiều cuộc họp để chấn chỉnh thí sinh cũng như giãi bày với nhà cung cấp bản quyền và giới truyền thông sau đó

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục