Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu

Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu

Tham gia văn công quân đội từ khi mái tóc còn xanh, đến nay họ đều đã ngoài tuổi thất thập. Nhưng giờ đây khi lời ca, điệu nhạc vang lên, họ dường như trẻ lại, vẫn uyển chuyển và duyên dáng trong từng điệu múa ca ngợi Bác Hồ. Những kỷ niệm về Bác như lại trở về cùng các nữ nghệ sĩ múa năm xưa: NSƯT - đại úy Bùi Bích Hiệp và thượng sĩ Vũ Thị Vân Khánh (diễn viên múa Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị) cùng nghệ sĩ - trung tá Trương Thị Thanh Trúc (diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5).

 

Trong buổi giao lưu tại Bến Nhà Rồng TPHCM với các cựu nghệ sĩ quân đội đã từng biểu diễn phục vụ Bác Hồ, NSƯT Bùi Bích Hiệp (SN 1939, quê ở Hà Nội) hồi tưởng trong sự xúc động. Chị tham gia văn công quân đội từ năm 1948, năm 1950 khi còn là cô gái 11 tuổi đã tham gia phục vụ Chiến dịch biên giới, đoàn văn nghệ phục vụ và sinh hoạt với điều kiện thiếu thốn trong kháng chiến. Nhiều lần đi bộ đến nỗi đôi chân sưng tấy. Khi gặp các chị, Bác hỏi các chú trong đoàn có võng không để khiêng mấy diễn viên nữ trẻ vì chân bị sưng đau. Sự lo lắng, ân cần của Bác làm các chị nhớ mãi.

Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu. Ảnh: AN DUNG

Năm 1957 về Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, theo chân Bác, các chị đi phục vụ văn nghệ ở nước ngoài. Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng, Bác nói: “Ở đây có đầy đủ điều kiện máy nóng, máy lạnh nhưng không phải nhà của chúng ta nên Bác muốn ra ngoài giao lưu với các cháu”.

Bác hỏi các chị có lạnh không và chỉ cách chống rét: ăn ớt. Năm 1963 được tin Bác đến thăm, các chị mất ngủ vì nôn nóng được gặp Bác. Đoàn phân công đội múa đón Bác ở cổng chính, nhưng ai ngờ Bác lại xuất hiện và đi thăm từ nhà bếp ra. Bác nói để “xem các cháu ăn uống có vệ sinh không, có đủ chất không và có lãng phí không vì nông dân làm ra hạt gạo rất vất vả”. Từ những lần được gặp Bác, những tính cách giản dị và ân cần của Người như thấm vào lòng nên mỗi ngày chị Hiệp cố gắng làm theo dù từ điều nhỏ nhất…

Nghệ sĩ Trương Thị Thanh Trúc quê ở Quảng Nam, SN 1939 là diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5 từ 1954-1964. Sau đó chị được Bộ Quốc phòng biệt phái đến công tác tại Phủ Thủ tướng và Phủ Chủ tịch, trong 5 năm công tác (1964-1969).

Trung tá Thanh Trúc kể lại: “Tôi làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và đọc báo cho Bác nghe hàng ngày. Bác thường gọi tôi thân mật là Trúc Thanh làm tôi rất cảm động. Lúc đó tôi 24 tuổi, có một con gái nhỏ 2 tuổi là Bích Trâm, chồng tôi hy sinh tại chiến trường, Bác thông cảm hoàn cảnh và khuyên tôi: “Cháu đừng nghĩ đảng viên là phải sống khổ hạnh, đừng để bé Bích Trâm không có cha”. Nghe lời Bác khuyên, sau đó chị kết hôn với một người bạn chiến trường của chồng. Chị xúc động và khâm phục vì chẳng bao giờ Bác nghĩ gì cho riêng mình mà luôn lo cho hạnh phúc của mọi người...

Nghệ sĩ Vũ Thị Vân Khánh quê ở Hà Nội, SN 1937. Mười năm (1959-1969) là diễn viên múa Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, đã nhiều lần chị cùng đoàn biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Chị kể Bác rất quan tâm đến văn hóa nghệ thuật và mong các diễn viên phải nâng cao trình độ văn hóa để ngày càng có tiết mục hay hơn. Có lần đi biểu diễn cùng Bác tại Bình Nhưỡng, người mở cửa xe cho các chị là Bác làm chị nhớ mãi. Người ân cần và gần gũi như một người cha…  

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục