Bằng những câu chuyện, những tâm sự về tình yêu, về cuộc sống của người lính đảo, “Hướng về Trường Sa” - chương trình giao lưu ca nhạc đặc biệt, đầy xúc động do Đài truyền hình VTC, mạng Go.vn và báo Tuổi trẻ tổ chức vào tối qua đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người xem.

Ngoài những tiết mục giao lưu âm nhạc, chương trình còn gửi tặng khán giả clip đặc biệt với gần 1000 người cùng cất tiếng hát về Trường Sa, dưới sự góp giọng của những em học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, doanh nhân và các nghệ sĩ như: nhạc sĩ Giáng Son, ca sĩ Lưu Hương Giang, Đức Tuấn, Tuấn Hiệp, M4U, Thuỳ Chi, Phương Anh… đã hòa chung tiếng hát trong ca khúc “Nơi đảo xa” (tác giả Thế Song). Nhạc sĩ Thế Song tâm sự, ông viết ca khúc “Nơi đảo xa” cách đây 30 năm và cảm thấy rất hạnh phúc khi giai điệu của bài hát này ngày càng được công chúng yêu mến. Đó là tình cảm chân thành, những trăn trở của ông về người chiến sĩ nơi đảo xa, không thể diễn tả thành lời. Đối với nhạc sĩ, “Nơi đảo xa” là tình yêu với người lính đảo đang ngày đêm gìn giữ mảnh đất cha anh, là tình yêu đối với tổ quốc.

NS Thế Song và ca sĩ Việt Hoàn cùng giao lưu với khán giả.
NS Thế Song và ca sĩ Việt Hoàn cùng giao lưu với khán giả.

Khác với thế hệ của nhạc sĩ Thế Song, những tác giả trẻ như Lê Việt Khánh thể hiện tình yêu với Trường Sa một cách sôi nổi, mạnh mẽ hơn. Ca khúc “Bay qua biển Đông” được viết trong một sự thôi thúc, một nhu cầu của bản thân cần phải bộc lộ với tình yêu tổ quốc dâng trào trong một đêm xem rất nhiều tin tức về Trường Sa. Khi viết ca khúc này, Lê Việt Khánh chưa từng nghĩ đến tác động xã hội của nó, và đây có thể coi là một “đột biến” trong sự nghiệp sáng tác của anh với những bản ballad về tình yêu. Và cách thể hiện ca khúc bằng phong cách Rock mới mẻ, mạnh mẽ đã xua tan đi lo lắng của nhóm nhạc M4U khi lần đầu tiên hát ca khúc về tình yêu đất nước.

Minh Vương và Hồng Dương thể hiện ca khúc “Bay qua biển đông” của tác giả Lê Việt Khánh.
Minh Vương và Hồng Dương thể hiện ca khúc “Bay qua biển đông” của tác giả Lê Việt Khánh.
Sao mai Thúy Trang biểu diễn Gửi đá xây trường sa.
Sao mai Thúy Trang biểu diễn Gửi đá xây trường sa.

Chương trình giao lưu thực sự đem lại nhiều cảm xúc về những câu chuyện người lính đảo của đại tá Hoàng Ngọc Dương, người đã có 27 năm gắn với biển đảo. Hiện anh là Trưởng phòng dân vận, Quân chủng Hải quân. Đại tá kể, riêng năm nay, anh đã đến với Trường Sa 4 lần và lần nào cũng đầy cảm xúc. Anh nhớ, có lần, có một phụ nữ đứng tuổi đi cùng đoàn anh đến Trường Sa, có người lính đảo đã nói với người phụ nữ rằng: “Cô cho cháu ôm cô vì cháu rất nhớ mẹ”. Cũng mạch chuyện xúc động, nhà báo Lê Thế Chữ (phó TBT báo Tuổi trẻ) cho biết, chương trình “Góp đá xây Trường Sa” sẽ là chiếc cầu nối để đảo xa gần hơn với đất liền, là tình cảm của người Việt Nam với mảnh đất quê hương đất nước. Ông cho biết, đợt sơ kết đầu tiên trong chương trình đã trao 15 tỷ để xây dựng công trình trên đảo Đa Lát.

Đại tá Hoàng Ngọc Dương, nhà báo Lê Thế Chữ và phóng viên Phương Hoa chia sẻ về chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.
Đại tá Hoàng Ngọc Dương, nhà báo Lê Thế Chữ và phóng viên Phương Hoa chia sẻ về chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.
Phó ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ và Tổng giám đốc VTC Nguyễn Xuân cường tham gia đêm giao lưu.
Phó ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ và Tổng giám đốc VTC Nguyễn Xuân cường tham gia đêm giao lưu.

Khép lại chương trình giao lưu, ông Vũ Thanh Mai, Uỷ viên thường vụ Trung ương Đoàn đã phát động chương trình “Góp đá xây Trường Sa” qua cổng tin nhắn 1408. Để từ đây, có thể hy vọng sẽ có thêm nhiều “viên đá” được đặt lên mảnh đất Trường Sa và nhiều hơn nữa là sự quyết tâm để bảo vệ, gìn giữ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

 

                                                                      Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục