Vợ chồng anh Đàn Năng Long bên con voi Beckham (phải) to lớn, hùng dũng nhất Tây nguyên - Ảnh chụp năm 2009 trước khi voi bị kẻ xấu chặt đuôi, đập vỡ hộp sọ để cạy lấy cặp ngà - Ảnh: Đỗ Lãng Quân

Vợ chồng anh Đàn Năng Long bên con voi Beckham (phải) to lớn, hùng dũng nhất Tây nguyên - Ảnh chụp năm 2009 trước khi voi bị kẻ xấu chặt đuôi, đập vỡ hộp sọ để cạy lấy cặp ngà - Ảnh: Đỗ Lãng Quân

Hình ảnh, lý lịch, đặc điểm, số phận của 51 con voi nhà (trong tổng số 52) đang sống tại tỉnh Đắk Lắk - thủ phủ đàn voi nhà Việt Nam - vừa được in thành sách.

 

Những người bạn lớn (The giant friends) đã được chính thức phát hành dưới dạng tập bưu ảnh. Duy nhất một chú voi vắng mặt trong tập sách vì liên tục theo chủ vào rừng sâu, đoàn chưa thể chụp được. Mỗi con voi chiếm trọn hai trang ảnh và thông tin in màu, trên giấy nâu sẫm, dày dặn như một bưu thiếp sang trọng. Bên cạnh là slogan (khẩu hiệu) cho mỗi bản lý lịch, mỗi trang sách: “Đừng để voi chỉ còn là ký ức”.

Voi nhà giảm 9/10

Triển lãm Những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây nguyên

Vào 8g30 ngày 30-9, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (đường Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra triển lãm Những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây nguyên và cuộc tọa đàm “Làm sao để bảo tồn loài voi ở Việt Nam khỏi nguy cơ tuyệt chủng”. Hơn 50 bức ảnh khổ lớn (70x100cm) sẽ được trưng bày, ở đó có đầy đủ số phận, thông tin, lý lịch, hình ảnh của 51 con voi nhà Việt Nam, cùng các thảm cảnh mà voi nhà đang phải gánh chịu. Riêng cuộc tọa đàm sẽ có sự tham gia của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Đắk Lắk, cùng các nhà khoa học, các nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo tâm huyết với sự tồn vong của đàn voi Việt Nam.

Cùng với việc ấn hành sách là triển lãm “Những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây nguyên” tại Hà Nội. Các hoạt động này do Tạp chí Xưa Và Nay, Enter Việt Nam, Thư viện Quốc gia VN, chương trình “Hành trình Việt Nam xanh” phối hợp tổ chức.

Khi khảo sát dọc các tỉnh Tây nguyên, “Hành trình Việt Nam xanh” đã chứng kiến nhiều đau đớn của số phận đàn voi nhà ở Đắk Lắk. Từ chỗ hơn 500 con vào năm 1985, đến nay số lượng voi nhà đã giảm 9/10! Hơn 50 con voi còn lại bị bóc lột sức khỏe kiệt quệ, bị giết hại để lấy các phần thi thể đem bán, con nào còn sống cũng bị chặt đuôi, cưa ngà, nhổ trộm lông đuôi bán cho du khách với niềm tin mê muội: như thế là “cầu may”.

Tham gia dự án ngay từ những bước đi đầu tiên cùng hai nghệ sĩ Lê Văn Thao, Nguyễn Bá Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc - tổng biên tập tạp chí Xưa Và Nay - giải thích: “Chúng tôi đưa ra slogan phù hợp với góc nhìn “xưa và nay” của mình, rằng: “Đừng để voi chỉ còn là ký ức”. Đối với chúng ta, voi không chỉ quan trọng ở khía cạnh bảo tồn, nó còn là một phần quan trọng trong tâm thức của người Việt, nó đồng hành với người Việt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi ra trận đánh giặc năm xưa, không thể có chuyện Hai Bà Trưng, Bà Triệu lại cưỡi... ngựa được mà họ đều cưỡi voi. Ý thức được điều đó thì chúng ta cần hành động. Nếu không ý thức điều đó, sẽ có ngày chúng ta gặp hệ quả: khi làm phim về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, chúng ta phải sang Trung Quốc để thuê voi về đóng. Ở nhiều nước họ biết bảo tồn voi, còn ở ta công việc này hầu như bị bỏ mặc hoặc thực thi với quá ít hiệu quả. Cái đó là cực kỳ nguy hiểm”.

Voi yếu đuối

Cũng theo khảo sát của “Hành trình Việt Nam xanh”, liên tục trong những năm qua voi nhà bị sát hại, có con bị chém chết với 217 nhát rồi kẻ xấu thi nhau đến cướp xác voi (vụ ở Buôn Đôn), có con liên tục bị người ta dùng kích điện, búa tạ hòng giết trộm trong nhiều năm cho đến khi tắt thở (vụ ở tỉnh Lâm Đồng).

Có khi oái oăm đến mức chính chủ voi giết chết, xả thịt, cưa ngà, cắt đuôi voi đem bán... rồi báo công an, lên truyền hình khóc lóc nói là voi bị giết hại. Người ta làm vậy vì biết rằng voi chết xẻ từng phần ra bán thì họ được nhiều tiền hơn là để voi sống (vụ này đã được công an kết luận, xảy ra ở Đà Lạt). Các vụ giết voi hầu hết không tìm ra thủ phạm.

Đau đáu với số phận của đàn voi, vị đại biểu Quốc hội nhấn mạnh: “Nghịch cảnh lớn nhất của đàn voi nhà Việt Nam hiện nay là voi chết... lại có giá trị (tính bằng tiền) lớn hơn voi sống. Tất cả những câu hỏi đó đặt ra trước các nhà quản lý rằng: tại sao từ chỗ hơn 500 con vào năm 1985 đến nay đàn voi nhà của chúng ta chỉ còn 1/10 thôi, tức là 52 cá thể. Và thời gian rất ngắn nữa thì nó sẽ không còn nữa, vậy chúng ta có biện pháp nào không? Câu chuyện của chúng ta là: nếu để mất đàn voi nhà hiện nay thì chúng ta không chỉ mất con voi mà mất cả một phần ký ức của dân tộc. Tôi sẽ dùng các cuốn sách Những người bạn lớn này tặng Quốc hội kèm theo các câu hỏi”.

“Thật buồn, voi là loài động vật khổng lồ nhất còn sống trên cạn mà loài người có thể nhìn thấy được. Chỉ tiếc khi con người trở thành khổng lồ, với phương tiện và sự nhẫn tâm của họ, thì những người bạn khổng lồ voi trở nên hết sức yếu đuối, trở thành đối tượng bị bỏ rơi” - ông Dương Trung Quốc thở dài.

 

                                                                          Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục