Xúng xính áo mũ từ vua quan, hoàng hậu, tướng lĩnh, anh hùng lịch sử đến các thứ dân của mọi miền đất nước, cận kề kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, những cô bé, cậu bé học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân TP Hồ Chí Minh ríu rít như đàn chim non, chật ních cả khuôn viên khu vực sân khấu Nhà thi đấu Nguyễn Du, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Mặc dù mỗi lớp, nhóm đều có đủ thành phần quản lý từ giáo viên đến phụ huynh nhưng vẫn khá vất vả trước việc quản lý các diễn viên nhí không chuyên đang háo hức chuẩn bị bước lên sân khấu. Chỉ có điều, không chỉ các bé, sự hồi hộp, có phần căng thẳng nhưng hào hứng là tâm trạng chung của không ít bậc phụ huynh, thầy cô mà chúng tôi có dịp tiếp xúc. Một sân chơi đặc biệt, học mà chơi, chơi mà học, tìm hiểu lịch sử nước nhà kèm theo những hình thức thi đua biểu diễn phong phú đang ngày càng hấp dẫn hơn, phát triển hơn không chỉ ở một ngôi trường tại TP Hồ Chí Minh...

Cả nhà cùng… học lịch sử

Trước khi chính thức công diễn một ngày, nhiều bậc phụ huynh nhiệt tình tham gia "sân chơi" Sử ca học đường đã buộc phải sắp xếp công việc để đồng hành cùng con tập trung đến điểm biểu diễn tập dượt, tíu tít chuẩn bị chạy chương trình đang tất bật lo phục trang cho chồng, cho mình và cho cả 2 thành viên nhí trong gia đình, chị Vi Thị Chiều Hoa, một phụ huynh vui vẻ cho biết: Để tham gia "Sử ca học đường" do nhà trường phát động, cả nhà đều bận rộn hơn khá nhiều. Để phục vụ chương trình, từ 2 đến 3 tháng trước đêm biểu diễn chính thức, thầy cô và phụ huynh đã phải tranh thủ bố trí thời gian tập luyện cho các bé. Hầu hết ai cũng bận nên mỗi tuần, các phụ huynh đều tranh thủ dành 1 đến 2 giờ đồng hồ buổi trưa đến trường tập luyện cùng các con. Ai cũng mệt hơn nhưng rất vui, coi như là một sự "đầu tư cho tương lai con em".

Từ việc tham gia đến đóng góp tài chính, lo phục trang… cho chương trình đều mang tính chất tự nguyện, ai có thế mạnh về phương diện nào thì tài trợ cho chương trình theo khả năng. Cũng qua chương trình, không chỉ khả năng của các bé được phát hiện, phát huy mà ngay những "tiềm năng" từ phía các bậc phụ huynh cũng được huy động tối đa. Riêng chị Hoa, bản thân là diễn viên múa chuyên nghiệp, xa sân khấu biểu diễn đã gần 10 năm, những gì được học ngỡ đã dành "cất kho", không ngờ lại rất có ích với "Sử ca học đường". Hơn thế, qua các buổi tập luyện, cha mẹ còn có dịp phát hiện ra khá nhiều điều bất ngờ thú vị về chính con mình.

Những câu chuyện bất ngờ của mỗi bậc phụ huynh sau một thời gian không ngắn nhưng cũng tạm đủ dài để giảm bớt công việc, dành thêm công sức, thời gian cho con thì… thực nhiều. Một phụ huynh nam đã trung tuần tuổi tếu táo rằng mình ít duyên, muộn vợ, mãi đến chừng này tuổi mới có con học lớp một. Anh là doanh nhân, chị là cán bộ hải quan. Tài chính để lo cho con một cuộc sống đủ đầy không phải đặt thành vấn đề, chỉ có điều hai vợ chồng đều bận rộn quá. Tò mò và thử dành thời gian cùng chơi, cùng học, cùng biểu diễn với con, anh giật mình nhận ra mình thiếu sót nhiều thứ trong cách chăm lo cho con cho đến… kiến thức lịch sử.

Những tiết mục biểu diễn về “Sử ca học đường” luôn hấp dẫn học sinh của Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân.

Bền bỉ "trồng người"

Thực tế, phong trào "Sử ca học đường" hiện nay đã phát triển trong khá nhiều trường học tại TP Hồ Chí Minh , tùy theo khả năng của từng trường mà quy mô, mức độ học sinh, phụ huynh, giáo viên tham gia phong trào sâu, rộng nhiều hay ít. Đó đây, đã có những hội diễn thu hút sự tham gia của hàng chục nhà trường, thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh.

Riêng với Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, ngay từ năm 2010, hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Trần Diệu Linh đã xác định, với một chương trình nhiều ý nghĩa như "Sử ca học đường", nhà trường sẽ cố gắng phát triển thành sân chơi thường niên và ngày càng có quy mô sâu rộng, chất lượng cao hơn. Lời hứa đã trở thành hiện thực. Ngay trước dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 năm ngày, "Sử ca học đường" chủ đề "Tự hào truyền thống cha ông" đã ra mắt khá rầm rộ tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh. Hai bãi giữ xe hoành tráng trong khuôn viên nghẹt cứng người, xe trước giờ biểu diễn.

14 tiết mục về các sự tích, nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc được các thầy cô, phụ huynh và hàng trăm học sinh của trường chuyển tải sinh động, hấp dẫn và khá chuyên nghiệp đến người xem. Những bài học lịch sử lần lượt được các bé nhập tâm một cách tự nhiên qua từng tiết mục cùng các câu hỏi xen kẽ, mang tính tương tác rất cao cho chương trình từ người dẫn chương trình đến hàng ngàn các khán giả nhí trong khán phòng. Đây có lẽ cũng là một trong những trường hợp hiếm khi chương trình tổ chức kiểu "cây nhà lá vườn" lại được bán vé mà vẫn thu hút người xem đến thế.

250 triệu đồng đã được thu về sau chương trình như một món quà nhỏ của thầy và trò của trường gửi tặng các cán bộ chiến sĩ ngoài quần đảo Trường Sa. Nhưng với những người trực tiếp tham dự "Sử ca học đường" ngày hôm ấy, ấn tượng hơn cả vẫn là những ánh mắt chăm chú, thích thú của cả phụ huynh lẫn học sinh, những tiếng ríu rít vui đùa, tranh cãi của các bé sau mỗi câu hỏi từ các MC trên sân khấu.

Có thể còn khá sớm để lạc quan rằng đã có thể giúp học sinh trở nên yêu thích lịch sử, bộ môn vốn đang bị báo động về chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay nhưng đã có khẳng định "Sử ca học đường" đang là một hướng đi đúng đắn trong hoạt động giáo dục hiện nay tại các trường. Tuy nhiên, phong trào thực sự được nhân rộng và hiệu quả vẫn rất cần sự tâm huyết, độ bền bỉ của chính đội ngũ những người làm công tác giáo dục tại từng ngôi trường hiện nay

 

                                                                     Theo Báo CAND

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục